Nếu quá hấp tấp muốn giảm thặng dư tài khoản
vãng lai Trung Quốc – một yếu tố được cho là nguyên nhân dẫn đến khủng
hoảng tài chính toàn cầu, nhiều hậu quả xấu có thể đến
Ông
Larry Summers, chủ tịch hội đồng kinh tế của Tổng thống Obama, nhận
định Trung Quốc không còn có thể cư xử như Trung Quốc trước đây bởi Mỹ
nhiều khả năng sẽ ứng xử giống Trung Quốc. Hiện nay, nhiều chuyên gia tin rằng sự mất cân bằng trên toàn cầu, đặc biệt là thâm hụt tài khoản vãng lai lớn tại Mỹ và thặng dư tài khoản vãng lai lớn tại Trung Quốc đã góp phần gây ra khủng hoảng tài chính năm 2008 và năm 2009, thanh khoản tại thị trường Mỹ quá dồi dào, các sản phẩm tài chính độc hại có điều kiện phát triển. Ngoài ra, thị trường còn đồng thuận về việc cần phải cân bằng lại nhu cầu của thế giới để đảm bào đà phục hồi kinh tế. Người tiêu dùng và các hộ gia đình Mỹ phải khôi phục lại bảng cân đối kế toán của họ, theo đó tỷ lệ tiết kiệm cần tăng cao và thâm hụt tài khoản vãng lai giảm xuống. Điều này đồng nghĩa với việc nhu cầu hàng hóa dịch vụ của Mỹ giảm xuống, nhu cầu hàng hóa dịch vụ của nơi khác phải tăng lên để bù lại. Trong các cuộc tranh luận, phần lớn thế giới thường nói đến Trung Quốc. Thế nhưng cả thâm hụt của Mỹ và thặng dư của Trung Quốc, tất nhiên, không chỉ được quyết định bởi hai nước này. Năm 2008, thặng dư của Trung Quốc là 426 tỷ USD trong khi mức thâm hụt của Mỹ là 706 tỷ USD. Mức thặng dư của Trung Quốc hay thâm hụt của Mỹ là kết quả của thâm hụt và thặng dư song phương với tất cả các nước khác trên thế giới chứ không phải chỉ riêng 2 nước này. Thặng dư của Trung Quốc lớn bởi kinh tế nước này tăng trưởng mạnh, mức tăng trưởng lên tới 10%. Vì thế cũng là hợp lý nếu người ta nói đến việc thặng dư này nên giảm để bù lại cho việc nhu cầu tiêu dùng từ phía Mỹ đi xuống. Hiện nay, Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) dự đoán thặng dư thương mại Trung Quốc sẽ tăng trở lại lên mức 595 tỷ USD vào năm 2012. Thế nhưng trọng tâm vào Trung Quốc có thể quá nhiều. Dù người ta muốn thặng dư Trung Quốc giảm, điều này không thể xảy ra trong một sớm một chiều mà không gây ra ảnh hưởng xấu lên tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc. Trung Quốc có thể thay đổi mô hình tăng trưởng của nước này sau nhiều năm bằng việc chuyển nhiều tài nguyên khỏi việc sản xuất hàng xuất khẩu và hàng thay thế hàng nhập khẩu, để đồng nhân dân tệ tăng giá. Nếu Trung Quốc cố gắng làm điều này quá sớm, sự mất cân bằng trong cung – cầu nội địa sẽ làm chậm lại tăng trưởng kinh tế Trung Quốc. Nếu kinh tế Trung Quốc tăng trưởng chững lại, những nước xuất khẩu hàng hóa vào Trung Quốc sẽ gặp nhiều khó khăn. Không nên quên rằng tăng trưởng kinh tế Trung Quốc có tính hỗ trợ lớn đối với tăng trưởng kinh tế thế giới. IMF dự báo thặng dư của Trung Quốc năm 2012 có thể thấp hơn chút, cụ thể là 400 tỷ USD. Thế nhưng việc thặng dư hạ có thể không phải là điều thế giới mong muốn ở thời điểm đó. Các nước vùng Vịnh có thể sẽ duy trì thặng dư thương mại lớn, IMF cho rằng con số thặng dư ở mức 250 tỷ USD, giá dầu được dự báo sẽ tăng khi đà phục hồi kinh tế mạnh hơn. Nhật sẽ có thặng dư thương mại, một phần bởi nhu cầu cần tiết kiệm nhiều hơn khi dân số ngày một già. Vậy nhu cầu ròng của nước nào sẽ tăng lên để giúp cân bằng kinh tế thế giới? Nước nào sẽ phải chịu thâm hụt lớn? Nhóm nước mới nổi và nhóm nước đang phát triển bên ngoài Trung Quốc sẽ làm việc này. Dù cán cân thanh toán và triển vọng kinh tế của các nước khác nhau, thế nhung nhìn chung cho đến nay họ vẫn chưa phải là nước nhập khẩu vốn ròng bất chấp việc tình hình kinh tế vĩ mô nói chung đã cải thiện, nhu cầu đầu tư cao, dòng vốn sinh lời tốt. Thay vào đó, nhiều nước cố gắng tăng dự trữ ngoại hối để tự bảo vệ họ trước những rủi ro từ thị trường vốn quốc tế. Những nước đang phát triển hoặc mới nổi hiện vẫn bị nhà đầu tư nước ngoài coi như tiềm ẩn nhiều rủi ro. Hãy xét đến mốc năm 2012, nếu nhóm nước này có thâm hụt khoảng 500 tỷ USD tương đương gần 3% GDP (tính trung bình), điều này sẽ đóng góp không nhỏ vào tăng trưởng nhu cầu ròng của thế giới và góp phần giúp kinh tế thế giới cân bằng dần dần hay cho việc đột ngột chặn thặng dư thương mại Trung Quốc tăng. Giải pháp hợp lý cho việc này chính là Trung Quốc, nhóm nước vùng Vịnh giàu có tăng cường đầu tư vào thế giới các nước đang phát triển, những ngân hàng phát triển tăng cường cho vay, các nước đưa ra thêm chương trình bảo hiểm song phương và đa phương để giảm thiểu rủi ro mà nhà đầu tư dài hạn đương đầu, một Quỹ tiền tệ quốc tế thận trọng hơn khiến nhu cầu tăng dự trữ ngoại tệ giảm, chính sách kinh tế tại nhóm nước đang phát triển ổn định hơn. Khi người ta tập trung giải quyết những thách thức trên cùng với những lo lắng về thặng dư của Trung Quốc, trên thị trường sẽ có nhiều việc làm, tăng trưởng kinh tế tại các nước trên thế giới sẽ tốt hơn. Tác giả bài viết là phó chủ tịch bộ phận kinh tế và phát triển toàn cầu tại viện nghiên cứu Brookings, ông trước đây từng là Bộ trưởng Tài chính Thổ Nhĩ Kỳ. Theo Dân Trí/FT |
TTCK đã bật lên mạnh mẽ trong thời gian qua, nhưng các nhà đầu tư cá nhân vẫn còn chưa hết choáng váng. Không nhiều người cảm thấy nhẹ nhõm hơn ngay cả khi chỉ số S&P 500 đã tăng tới 56% kể từ tháng 3, bởi con số về tỷ lệ thất nghiệp đã vượt mức 10% theo báo cáo của Bộ lao động Hoa Kỳ ngày 6/11. Ông Milo Benningfield, chuyên gia của hãng tư vấn tài chính Benningfield nói: "Rất nhiều nhà đầu tư tin rằng sự hồi phục hiện nay sẽ không kéo dài”. Rõ ràng đây vẫn là khoảng thời gian khó khăn, và thị trường thời gian qua đã cho thấy cái giá phải trả cho những quyết định sai lầm cao đến nhường nào. Tờ Businessweek đưa ra một vài lời khuyên giúp các nhà đầu tư tránh những sai lầm thường gặp: 1. Đừng dốc cạn túi trong một lần mua vào Một sự lạc quan thái quá dù nhỏ cũng có thể gây nguy hiểm. Những nhà đầu tư cá nhân thường hay bán tháo cổ phiếu khi thị trường đã giảm mạnh và mua lại khi thị trường đã tăng rõ ràng. Và như bà Susan Elser, hãng Elser Financial Planning tại Indianapolis nói: "Mua cao bán thấp là điều tồi tệ nhất bạn có thể làm khi đầu tư”. Rất nhiều người đã quay lưng với cổ phiếu cũng như các tài sản rủi ro khác trong vài năm vừa qua đang nóng lòng vì bỏ lỡ mất chuyến tàu đi lên gần đây của thị trường. Thế nhưng hiện giờ có phải là thời điểm tốt để mua vào? Đừng lao vào thị trường chỉ vì tiếc nuối khi đã bỏ lỡ cơ hội! "Sai lầm lớn nhất là cố gắng cải thiện mọi thứ ngay tức thời”, Chủ tịch Minerva Planning Group tại Atlanta, ông Micheal Porter nói. Với sự tăng trưởng như thời gian qua, thị trường hoàn toàn có thể sụt giảm tới 10%, 15% hay 20% bất cứ lúc nào. Do vậy, thay vì dôc cạn túi để đầu tư trong một lần, ông Porter khuyến nghị nhà đầu tư nên mua vào dần dần, rải rác trong cả năm tới – thậm chí là kéo dài hơn nữa nếu có vốn lớn. Điều đó có nghĩa là bạn sẽ tham gia thị trường trong dài hạn và giảm thiểu nguy cơ mua vào ở đỉnh.
2. Không nên chạy theo những "đợt sóng” Đầu tư theo phong trào thường là một ý định tồi tệ. Ví dụ như những quảng cáo khuyến khích đầu tư vàng xuất hiện trên tivi khi giá của kim loại quý này tăng vọt, tiếp cận mức 1.100 USD/ounce vào ngày 6/11. Song, đó rất có thể là thời điểm giá vàng đã chạm đỉnh hoặc ở gần mức đó. "Theo tôi, đây có lẽ là thời điểm tồi nhất để nhảy vào thị trường vàng”- Benningfield nói. Ông cũng đưa ra một lời cảnh báo về trào lưu đầu cơ tiền tệ gần đây: "Nó thực sự đầy rủi ro” Cùng với những tài sản khác, vàng có thể là một phần quan trọng trong danh mục đầu tư. Nhưng các chuyên gia như Steve Medland thuộc công ty quản lý quỹ TABR tại California khuyến nghị chỉ nên giữ một tỷ lệ vàng dưới 5% trong tổng giá trị danh mục của bạn. 3. Đừng xem tin nóng và các xu hướng chính trị như là những chỉ dẫn đầu tư "Dù bạn có đồng ý hay không thì việc ra quyết định đầu tư dựa vào một ai đó có chức vị trong cơ quan nhà nước vẫn là một sai lầm lớn” – Elaine Scoggins, giám đốc khách hàng của hãng tư vấn Meriman nói. Từ sau cuộc tranh cử tổng thống của Barack Obama, bầu không khí chính trị tích cực được hâm nóng, song nó hoàn toàn có thể hướng nhà đầu tư đến những quyết định sai lầm. Dựa vào niềm tin chính trị của mình, nhiều người đã nhảy vào thị trường trong một hoàn cảnh tồi tệ: lạm phát cao, đồng USD suy sụp còn thuế suất thì tăng vọt. Ông Scoggins nói: ”Có quá nhiều điều đáng lo ngại từ giới truyền thông và chính trường”. Những động thái chính trị cùng với các vấn đề thời sự gần đây có xu hướng kích thích cảm tính nhất thời của nhà đầu tư - điều hoàn toàn không tốt cho chiến lược đầu tư dài hạn. Ông Medland nói: "Những tin tức trên báo chí không phải là lời tiên đoán cho thị trường” 4. Hãy cân nhắc tới chất lượng cổ phiếu Trong đợt hồi phục của thị trường kể từ tháng 3 đến nay, nhóm cổ phiếu của các công ty làm ăn kém hiệu quả nhất lại đang có được sự tăng trưởng mạnh mẽ nhất. Sau khi giảm sâu trong cuộc khủng hoảng, những cổ phiếu này đã bật lên mạnh mẽ cùng với niềm tin vào xu thế đi lên của nền kinh tế. Rất nhiều công ty chịu ảnh hưởng nặng nề từ đợt suy thoái đang chứng kiến giá trị vốn hóa của mình tăng gấp đôi gấp ba, trong khi những công ty làm ăn ổn định lại bị lu mờ trên thị trường. Tuy nhiê ... Read more » |
Hiện tượng tăng giá bong bóng của nhiều cổ phiếu trên thị trường hiện nay có sự góp mặt không nhỏ của một số công ty chứng khoán.Khi giá một cổ phiếu được đẩy lên gần đến đỉnh, các nhà đầu tư lớn sẽ thoát ra ngoài, chỉ còn nhà đầu tư nhỏ lẻ thiếu hiểu biết, thiếu thông tin ở lại. Nếu thị trường tiếp tục hậu thuẫn cho xu thế tăng, nhà đầu tư mua sau có thể kiếm được 5 - 7%. Nhưng nếu thị trường giảm như hiện nay thì mức thua lỗ là rất lớn. Trong khi đó, các nhà đầu tư lớn khôn ngoan lại ôm đống tiền sang đánh cổ phiếu khác. Đánh cổ phiếu khác chán, tiền lại chảy về cổ phiếu được đánh lên trước đó đã tích lũy một thời gian để đánh lên tiếp. Và việc thị trường giảm sàn nhiều phiên vừa qua là kết quả của việc nhiều nhóm nhà đầu tư cùng thổi lửa vào thị trường, trong đó có một nhóm công ty chứng khoán. Nhóm công ty này đã cổ súy cho các nhà đầu tư chơi chứng khoán theo phương thức mạo hiểm bằng những tư vấn công khai, tư vấn ngầm về việc lướt sóng các cổ phiếu có tin chia thưởng. Bằng sự hậu thuẫn về tiền, chứng khoán cho bán khống để các nhà đầu tư lớn có khả năng thổi bùng than nóng thành đám lửa. Thông thường, nhà đầu tư tham gia vào cuộc chơi thổi lửa này thu lời rất lớn, nhưng nhiều người đang phải trả giá đắt trong tuần vừa qua khi dùng đòn bẩy tài chính quá lớn. Tức là chính các nhà đầu tư lớn, các công ty chứng khoán cho sử dụng đòn bẩy tài chính cao lại nhảy vào đám lửa do chính mình đã thổi bùng lên trước đó. Nhưng thiệt thòi nhất vẫn là nhà đầu tư nhỏ lẻ, thiếu thông tin - đối tượng chiếm đa số trên thị trường hiện nay. Họ phải trả giá trước tiên là cho sự thiếu hiểu biết và lòng tham của mình, sau đó là trả giá cho lợi nhuận "khủng” của những nhà đầu tư lớn và khoản phí tăng lên của một số công ty chứng khoán cũng như sự gia tăng thị phần môi giới của những công ty này. Theo Thành Nam |
Sau một thời gian dài trầm lắng, làn sóng chia cổ phiếu thưởng lại xuất hiện trở lại trên thị trường chứng khoán.
Nhiều nhà đầu tư - dù trước đó đã thua lỗ đến sạt nghiệp - vẫn đua theo trào lưu và quên luôn bài học “vỡ lòng” về đầu tư đó. Các doanh nghiệp khi chọn hình thức chia thưởng cổ phiếu có muôn vàn lý do. Có doanh nghiệp chia thưởng trong năm 2009 nhằm hỗ trợ cổ đông không phải chịu thuế thu nhập cá nhân. Nhưng cũng có những doanh nghiệp chọn hình thức này để tăng vốn điều lệ, từ đó tăng năng lực tài chính và có cơ hội tiếp cận khoản vay lớn hơn để thực hiện các dự án lớn... Còn về phía thị trường, nhất là trong giai đoạn thị trường khởi sắc, thông tin chia thưởng cổ phiếu được xem như một lực đỡ quan trọng cho giá chứng khoán tăng hàng ngày. Đối với những cổ phiếu có thị giá cao, việc chia tách sẽ gia tăng tính thanh khoản do giá cổ phiếu đã được điều chỉnh giảm theo tỷ lệ chia thưởng. Những nhà đầu tư ít vốn sẽ có cơ hội đầu tư khi có cảm giác cổ phiếu đã rẻ đi. Việc cho phép nhiều nhà đầu tư có mức tiền vừa phải sẽ tham gia nhiều hơn, làm tăng cầu chứng khoán và khi cầu chứng khoán tăng sẽ tác động làm tăng giá chứng khoán. “Trong chừng mực nào đó, việc phát hành cổ phiếu thưởng giống như doanh nghiệp chia nhỏ cổ phần để giá mỗi cổ phiếu sau khi chia nhỏ sẽ giảm xuống, tạo tính thanh khoản trên thị trường. Thưởng cổ phiếu là một nghiệp vụ làm tăng số lượng cổ phiếu, chứ không làm gia tăng giá trị vốn cổ phần. Nói cách khác, về phương diện hạch toán kế toán, đó chẳng qua là một bút toán chuyển từ tài khoản thặng dư vốn - capital surplus (có công ty lấy từ quỹ đầu tư phát triển) sang vốn điều lệ (capital stock - tính trên mệnh giá) của bảng cân đối kế toán một công ty. Như vậy, việc tăng giá từ thông tin này cũng chỉ dừng lại ở một mức độ hợp lý nhờ tính thanh khoản của cổ phiếu cao hơn trước”, một chuyên gia chứng khoán cho biết. Dễ gây hiểu lầm Theo ông Lưu Trung Dũng, sáng lập viên Công ty Cổ phần Đào tạo và Tư vấn đầu tư (DoBF), khái niệm “cổ phiếu thưởng” bấy lâu cũng đã gây hiểu lầm đối với nhiều người ngay cả trong giới đầu tư. Tuy nhiên, về lâu về dài cũng nên có một khái niệm thích hợp hơn để gọi số cổ phiếu này. Khi thưởng cổ phiếu cho cổ đông, doanh nghiệp thường sử dụng dùng nguồn hình thành từ vốn thặng dư (số tiền chênh lệch giữa giá bán và mệnh giá khi doanh nghiệp phát hành cổ phiếu tăng vốn điều lệ) và lợi nhuận tích lũy lại qua các năm (giống như khi trả cổ tức bằng cổ phiếu) để chuyển thành vốn điều lệ. Số lượng cổ phiếu của doanh nghiệp tăng lên đồng nghĩa với việc vốn điều lệ tăng lên nhưng giá trị của doanh nghiệp vẫn giữ nguyên bởi nguồn thặng dư vốn và lợi nhuận giữ lại bị giảm đi tương ứng. Điều đó cho thấy rằng, giá trị tài sản của mỗi cổ đông cũng không hề tăng lên, mặc dù số lượng cổ phiếu trong tài khoản của mình tăng lên. Việc doanh nghiệp công bố thưởng cổ phiếu cho cổ đông chính là dùng tài sản của cổ đông thưởng cho chính các cổ đông đó. Mà doanh nghiệp là của các cổ đông. Nên, nhìn từ góc độ cổ đông thì đó là việc “tự thưởng”, bớt một phần tài sản của mình để thưởng lại cho mình. Vì lẽ đó, nên ngay sau ngày chốt danh sách để nhận cổ phiếu thưởng, sở giao dịch chứng khoán luôn điều chỉnh giá tham chiếu của cổ phiếu giảm tương ứng để giá trị tài sản mà nhà đầu tư có trước và ngay sau thời điểm chốt danh sách nhận thưởng không hề thay đổi. Ông Dũng cũng đưa ra một ví dụ cụ thể như: doanh nghiệp thông báo thưởng cổ phiếu cho cổ đông với tỷ lệ 1:1, cổ đông sở hữu 1 cổ phiếu được thưởng thêm 1 cổ phiếu. Giá cổ phiếu tại ngày giao dịch chốt quyền nhận thưởng là 20.000 đồng/cổ phiếu. Vào ngày giao dịch hôm sau, giá tham chiếu của cổ phiếu không phải là 20.000 đồng mà sẽ được sở/trung tâm giao dịch điều chỉnh xuống còn 10.000 đồng/cổ phiếu. “Việc này được hình dung như cắt một cái bánh làm đôi, giữ phần bên trái và cầm phần bên phải lên, rồi đặt lại chính vị trí cũ”, ông Dũng nói. Nên lưu ý điều gì? Cuối tháng 10 vừa qua, Hiệp hội Các nhà đầu tư tài chính (VAFI) đã công bố một bản báo cáo đánh giá các tác động của việc chia cổ phiếu thưởng hiện nay trên thị trường. Theo VAFI, khi hội đồng quản trị quyết định tăng vốn điều lệ bằng hình thức trả cổ tức bằng cổ phiếu hay chia cổ phiếu thưởng thì doanh nghiệp đó phải thực sự còn nhiều tiềm năng phát triển ở những ngành nghề kinh doanh cốt lõi. Ngoài ra, việc chia cổ phiếu thưởng hay trả cổ tức bằng cổ phiếu như là một cách để doanh nghiệp tránh bị “nhòm ngó” và mang tiếng trả cổ tức tiền mặt cực kỳ cao. Theo thống kê của VAFI, đối với những loại cổ phiếu tăng trưởng liên tục, nếu doanh nghiệp không thực hiện tăng vốn điều lệ theo hình thức trả cổ phiếu thưởng hay trả cổ tức bằng cổ phiếu thì tỷ lệ trả cổ tức bằng tiền mặt có thể sẽ lên tới 500%, thậm chí là 1.000%, 2.000%... “Trên thực tế chúng ta ít gặp những mức chia cổ tức này tại các công ty đại chúng, nếu doanh nghiệp nào thực hiện thì sẽ bị nổi tiếng ngay, đi cùng với sự “nổi tiếng”, có thể kèm theo sự chú ý và phiền toái”, đại diện VAFI giải thích thêm. Bên cạnh đó, theo VAFI vẫn có những doanh nghiệp lợi dụng việc chia thưởng cổ phiếu để làm giá. Trong những trường hợp đó, nhà đầu tư phải hết sức lưu ý bởi doanh nghiệp khó có thể tiếp tục tăng trưởng trong tương lai hoặc tỷ lệ tăng trưởng hàng năm thấp do điều kiện khách quan hoặc do trình độ quản trị doanh nghiệp như: doanh thu lợi nhuận không tăng hoặc tăng ở tỷ lệ thấp, đồng ... Read more » |
Không chỉ nổi tiếng với biệt hiệu “nhà tiên tri của Omaha”, Buffett còn được xem là một hiệp sỹ khi bơm tiền vào ngân hàng Goldman Sachs ngay ở thời kỳ cao điểm của lần khủng hoảng tài chính này - Ảnh: Reuters. Các quy tắc trong đầu tư của Buffett luôn được các nhà đầu tư khắp nơi coi như những bài học nằm lòng
Thành công vượt trội trong sự nghiệp tài chính của tỷ phú Warren Buffett, người giàu thứ nhì thế giới hiện nay, khiến các quy tắc trong đầu tư của ông luôn được các nhà đầu tư khắp nơi coi như những bài học nằm lòng. Hãng tin BBC của Anh đã liệt kê những câu nói nổi tiếng nhất và một số vụ đầu tư thành công nhất của nhà đầu tư huyền thoại này. Một số quy tắc của Buffett - Nguyên tắc số 1: Không bao giờ để mất tiền. Nguyên tắc số 2: Không bao giờ quên nguyên tắc số 1. - Biết sợ hãi khi kẻ khác tham lam, và biết tham lam khi kẻ khác sợ hãi. - Sẽ tốt hơn rất nhiều nếu mua một công ty tuyệt vời ở một mức giá vừa phải, thay vì mua một công ty vừa phải với một mức giá tuyệt vời. - Dù đó là tất (socks) hay cổ phiếu (stocks), thì tôi cũng thích mua thứ hàng chất lượng khi mặt hàng đó giảm giá. - Giá cả là thứ mà bạn trả. Giá trị là thứ mà bạn nhận. - Người ta mất cả đời để xây dựng danh tiếng, nhưng để hủy hoại danh tiếng thì chỉ mất 5 phút. - Sẽ là vô giá nếu trong khủng hoảng, ta vừa có tiền lại vừa có lòng dũng cảm. - Đừng bao giờ đầu tư vào một lĩnh vực mà bạn không thể hiểu nổi. - Chỉ mua vào một thứ gì đó nếu bạn chắc chắn là sẽ cảm thấy hoàn toàn yên tâm với thứ đó dù cho thị trường có đóng cửa tới 10 năm. - Hôm nay, họ được ngồi dưới bóng mát, vì cách đây đã lâu, họ trồng cây. - Rủi ro đến từ việc bạn không biết mình đang làm gì. - Nếu bạn thấy không thoải mái nếu nghĩ tới chuyện giữ một thứ gì đó trong 10 năm, thì đừng giữ thứ đó quá 10 phút. - Nếu một lĩnh vực làm ăn tốt, thì giá cổ phiếu của lĩnh vực đó kiểu gì cũng sẽ lên theo. - Tôi sẽ chẳng ngại đi tù, nếu như trong phòng giam, tôi có ba người bạn tù biết chơi bài. - Sự thật về việc con người ta sẽ chất đầy nỗi tham lam, sợ hãi hay điên rồ là có thể đoán trước. Chỉ có hậu quả là không thể lường được. Những vụ đầu tư nổi tiếng nhất Berkshire Hathaway (1965) Berkshire Hathaway là một nhà máy dệt thành lập vào năm 1839. Đến thập niên 1950, nhà máy này đã trở thành một công ty với 15 nhà máy và 12.000 công nhân. Từ năm 1962, Buffett đã bắt đàu mua cổ phiếu của Berkshire Hathaway và tới năm 1965 thì nắm giữ cổ phần đa số tại công ty này. Đến năm 1985, do không cạnh tranh nổi với các nhà máy dệt ở nước ngoài, Buffett đóng cửa toàn hoạt động sản xuất của Berkshire Hathaway, nhưng giữ lại cái tên của công ty này cho “đế chế” đầu tư của ông. Buffett luôn tự hào khi cho rằng, Berkshire Hathaway là một trong những quyết định đầu tư sáng suốt nhất của ông. Khi Buffett bắt đầu mua cổ phiếu của Berkshire Hathaway, giá cổ phiếu này khi đó là 7,6 USD/cổ phiếu. Còn ngày nay, tập đoàn đầu tư này có giá khoảng 100.000 USD/cổ phiếu. Geico (1951-1996) Benjamin Graham, một cố vấn của Buffett, đầu tư vào công ty bảo hiểm Geico. Vào năm 1951, khi tới thăm công ty này tại Washington cùng Graham, Buffett bắt đầu mua cổ phiếu Geico. ... Read more » |
Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính Ngân sách Quốc hội Phùng Quốc Hiển cho biết "Khả năng thông qua gói kích cầu là chắc chắn, vì xu thế là mọi người đều đồng thuận."Bên
lề phiên họp tổ chiều 26/10, theo phản ánh trên Vnexpress, Chủ nhiệm Ủy
ban Tài chính Ngân sách Quốc hội Phùng Quốc Hiển cho biết kích thích
kinh tế sẽ là một nội dung được đưa vào nghị quyết về dự toán ngân sách
nhà nước 2010 dự kiến được Quốc hội bàn thông qua vào ngày 10/11 tới. Ông
Hiển cho biết các biện pháp kích thích cho năm 2010 là cần thiết vì
kinh tế vẫn chưa thực sự trở lại bình thường sau cuộc suy thoái toàn
cầu. Biện pháp có thể không cấp bách như 2009 mà sẽ đi vào chiều sâu,
dài hơi hơn, tập trung cho các lĩnh vực quan trọng. Ông Phùng Quốc Hiển cũng cho biết, "hình thù" của gói thứ hai theo đề nghị của Chính phủ cũng như các ủy ban Quốc hội cũng đã rất rõ. Thứ nhất là nguồn trái phiếu chính phủ, khoảng 56.000 tỷ đồng. Thứ hai là nguồn bù lãi suất, tổng bù lãi suất của năm 2009 khoảng 17.000 tỷ, mới dùng 10.000 tỷ đồng, phần còn lại sẽ tiếp tục sử dụng. Tính cả phần đầu tư phát triển 125.000 tỷ, tổng gói kích cầu thứ hai sẽ vào khoảng gần 200.000 tỷ. "Khả năng thông qua gói kích cầu là chắc chắn, vì xu thế là mọi người đều đồng thuận. Mọi người đều thấy nền kinh tế của ta chưa thấy hoàn toàn bình phục", ông Hiển cho biết Theo
ông Hiển, việc có hay không có gói kích cầu thứ hai, về nguyên tắc
không ảnh hưởng gì tới thị trường chứng khoán và nếu nhà đầu tư mua vì
kỳ vọng có gói kích cầu thứ hai thì thực sự nguy hiểm. "Chúng ta nên kỳ
vọng một nền kinh tế khỏe mạnh, đừng kỳ vọng cho nền kinh tế ốm yếu rồi
chờ Chính phủ kích thích cho nó trở lại bình thường. Tư duy như vậy
không chuẩn, bởi kích cầu hay kích thích cũng chỉ là ngắn hạn, gắn với
những khó khăn kinh tế. Các nhà đầu tư nên nhìn vào dài hạn, kỳ vọng
vào tương lại lành mạnh". Khánh Huyền (ghi)
|
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước khuyến cáo các nhà đầu tư cần cẩn trọng với các tin đồn trên thị trường.Vừa qua, trên thị trường chứng khoán xuất hiện một số tin đồn với nội dung: “Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước sẽ công bố thông tin rất xấu về thị trường trong thời gian tới và kèm theo khuyến nghị nhà đầu tư nên xả hàng”. Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước xin thông báo những thông tin này là không chính xác và không chính thức. Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cũng khuyến cáo các nhà đầu tư cần cẩn trọng với các tin đồn trên thị trường. (UBCKNN) |
Phiên giao dịch 23/10 gây choáng váng cho thị trường được cho là xuất phát từ một tin đồn gói kích cầu 2 không được thông qua, xuất hiện giữa phiên giao dịch.Tuy nhiên khoảng gần 10 giờ, áp lực cung mỗi lúc một tăng cuốn trôi phăng dòng lệnh chào mua. Các mức giá giao dịch vì thế mà giảm dần, một số mã thậm chí giá giao dịch rơi từ mức chạm trần xuống nện sàn. Đảo lộn vì một tin nhắn Theo anh Nguyễn Anh Dũng, chuyên gia tư vấn đầu tư độc lập: “Thời điểm giữa phiên, nhiều nhà đầu tư lớn trên thị trường và cả một số nhà quản lý tại các công ty chứng khoán bất ngờ nhận được tin nhắn, nội dung thông báo về gói kích cầu hai sẽ không có”. Là một người thạo tin nhưng anh Dũng đã cảm thấy rối trí trước thông tin trên khi mà sự bán tháo trên thị trường đến một cách bất ngờ và mạnh mẽ. Ông Nguyễn Quang Bảo, Phó tổng giám đốc công ty chứng khoán Bản Việt, cũng công nhận đã có thông tin như thế gửi cho mình. Song, ông Bảo cho rằng loại tin đồn như vậy trên thị trường có rất nhiều và không có cơ sở nên không đáng quan tâm. Không loại trừ khả năng, có những nhóm đầu tư lớn tung tin nhằm mục đích đánh thị trường xuống để trục lợi. Tuy nhiên, ông Bảo thừa nhận nếu thông tin trên là có thật thì tầm ảnh hưởng của nó tới tâm lý nhà đầu tư cũng là rất lớn. Sốc bởi tin đồn Anh Nguyễn Khắc Duẩn, chuyên gia phân tích công ty Tư vấn và Đầu tư S&D, cho rằng nếu không có thông tin đột ngột thì có thể lực mua đã giữ được thị trường và chứng khoán có một kết thúc tuần giao dịch hoàn hảo. Thống kê quy mô đặt lệnh trong phiên, tổng khối lượng đặt mua là 188,99 triệu chứng khoán, giảm 1,13% so với ngày giao dịch trước. Trong khi đó, tổng khối lượng đặt bán lên tới 217,188 triệu chứng khoán, tăng tới 60,13% so với phiên trước đó. Vì không nhận được tin đồn, anh Vũ Quang Vịnh, chuyên gia phân tích độc lập tỏ ra ngỡ ngàng trước những diễn biến của thị trường trong phiên. Với thống kê có được, anh Vịnh cho rằng cuối phiên các nhà đầu tư lớn bán ra là chủ yếu và nhiều chuyên gia môi giới chứng khoán cũng đang cấp tốc bán tháo theo xu thế thị trường. Thông tin từ phía nhà quản lý Mới
đây trả lời báo chí bên lề kỳ họp quốc hội, Bộ trưởng Bộ Tài chính Vũ
Văn Ninh đã bày tỏ quan điểm nên duy trì gói kích cầu để kích thích nền
kinh tế. Trước đó, ngày 15/10 tại một Hội thảo của Phòng Thương mại châu Âu (Eurocham), Chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia Lê Đức Thúy cho hay "Hội đồng tư vấn tài chính tiền tệ có có 3 thành viên đề xuất việc này, 7 thành viên khác ủng hộ và khuyến nghị ấy của hội đồng được Thủ tướng chấp nhận đồng thời đề nghị các bộ ngành liên quan nghiên cứu, trình lên cách thức giải quyết". Tuy nhiên
ông Thúy khẳng định: "Cần hỗ trợ, nhưng không nên chọn giải pháp là trợ
cấp lãi suất ngắn hạn cho doanh nghiệp như vừa qua".
Như vậy, các thông tin về gói kích cầu hai vẫn còn đang trong giai đoạn được các nhà quản lý vĩ mô xem xét và bàn thảo. Sự vội vã tháo chạy trên thị trường như vừa qua đã khiến "người mua choáng váng mà người bán có khi cũng choáng váng trước những “hậu quả” mà mình gây ra”, IRS nhận định./. Theo An Giang (Vietnam+) |
Việc lạm phát tăng mạnh sẽ khó xảy ra trong năm 2009, tuy nhiên rủi ro này sẽ gia tăng vào năm 2010.TTCK đang trên đà phục hồi mạnh mẽ, nhưng sự ổn định của nó còn phụ thuộc vào sự hồi phục chung của nền kinh tế. Công ty Chứng khoán Sài Gòn - Hà Nội (SHS) vừa đưa một số phân tích với chủ đề: “Việt Nam - Những thách trên đường phục hồi”, trong đó phân tích những về các vấn đề lớn mà nền kinh tế sẽ vượt qua trên đà hồi phục kinh tế. Thách thức 1: Vấn đề thâm hụt thương mại SHS cho rằng, Việt Nam kiểm soát được thâm hụt thương mại trong năm 2009, 2010 và giữ ổn định tỷ giá VND/USD theo hướng giảm giá dần đồng VND trong biên độ cho phép (5-7%). Vì vậy, rủi ro về phá giá và khủng hoảng tiền tệ, khủng hoảng cán cân thanh toán là không lớn trong năm 2009. Điều này dựa trên các yếu tố sau: 1. Hàng hóa có tỷ trọng nhập khẩu lớn như phôi thép, phân bón, dầu và các sản phẩm dầu, lúa mì... đã giảm giá đáng kể so với năm 2008. 2. Một số chính sách hỗ trợ xuất khẩu như hỗ trợ lãi suất, xúc tiến thương mại... và biện pháp hạn chế nhập khẩu như tăng thuế, sử dụng hàng rào kỹ thuật, dùng hạn ngạch, ưu tiên bán ngoại tệ cho nhóm ngành cần thiết…có tác dụng thu hẹp khoảng cách xuất, nhập khẩu. 3. Có thể sử dụng biện pháp kết hối, yêu cầu các doanh nghiệp xuất khẩu phải bán lại cho ngân hàng thương mại. 4. Phát hành thêm trái phiếu ngoại tệ ở trong nước. Các đợt phát hành trái phiếu ngoại tệ gần đây khá thành công là tín hiệu tốt để cân đối cung cầu ngoại tệ trong nước. 5. Thực hiện hoán đổi ngoại tệ giữa ngân hàng thương mại và Ngân hàng Nhà nước. 6. Thị trường tự do đang được kiểm soát khá tốt, các đợt biến động tỷ giá không quá lớn và theo khá sát tỷ giá chính thức. 7. Có thể được hỗ trợ từ các tổ chức quốc tế như IMF, vay ODA, vay nước ngoài (các nước ASEAN có quỹ hỗ trợ chống khủng hoảng tiền tệ và nhiều quốc gia có thặng dư USD cùng với xu hướng USD giảm giá nên khả năng vay được là rất cao). 8. Vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài (hot money) có xu hướng chảy vào các thị trường mới nổi nhằm tận dụng chênh lệch lãi suất và thị trường cổ phiếu hỗ trợ giảm bớt áp lực tỷ giá. 9. Giá hàng hóa xuất khẩu như: cao su, dầu mỏ, cà phê... tăng giá tương đối so với Q1 hỗ trợ thêm cho nguồn thu ngoại tệ. 10. Nguồn vốn FDI chững lại so với năm 2007, nhu cầu nhập khẩu để đầu tư tài sản cố định chưa hoàn toàn hồi phục. Vì vậy, SHS cho rằng, thâm hụt thương mại của Việt Nam sẽ không vượt quá 10 tỷ USD trong năm 2009, tỷ giá dao động ở mức biên độ 5%-6% là ngưỡng khá an toàn cho môi trường kinh doanh và đầu tư. Thách thức 2: Lạm phát kỳ vọng Chúng tôi cho rằng, lạm phát của nền kinh tế phụ thuộc vào các yếu tố chính sau: diễn biến giá cả thế giới, chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa. Việt Nam có độ mở xếp thứ năm thế giới (sau Singapore, Hồng Kông, Malaysia, Bỉ) với kim ngạch xuất nhập khẩu chiếm tới xấp xỉ 160% GDP, vì vậy, lạm phát nhập khẩu có vai trò quan trọng trong chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Việt Nam. Giá dầu
tuy đã tăng lên gần 100% vào quý II/2009 so với đầu năm nhưng nhiều khả
năng duy trì ở mức 60 – 70 USD/thùng trong năm 2009 do nhu cầu giảm sút
và đà hồi phục của nền kinh tế thế giới cần thời gian từ 1- 2 năm. Giá hàng hóa và nguyên liệu cơ bản tuy tăng so với đầu năm nhưng còn ở mức thấp so với năm 2008 và dự đoán có thể sẽ còn giảm do nhu cầu yếu trong nửa cuối năm 2009. Như vậy, giá cả thế giới theo chúng tôi chưa phải là áp lực lớn cho lạm phát trong năm 2009. Lợi suất trái phiếu kỳ hạn một năm khoảng 9,3% (giá thấp nhất của đợt đấu thầu trái phiếu chính phủ thời hạn hai năm ở quanh mức 9%), mức lãi suất này ít nhất phải bù đắp được cho lạm phát để đảm bảo lãi suất thực dương. Lãi suất huy động tại các ngân hàng cũng tăng lên ở các kỳ hạn dài. Đây là dấu hiệu cho thấy lạm phát kỳ vọng của dân cư đã cao hơn. Theo chúng tôi, tác động của chính sách tiền tệ nới lỏng để đối phó khủng hoảng sẽ rõ hơn vào năm 2010 và thể hiện cụ thể trước áp lực lạm phát. Thu ngân sách Nhà nước dự toán 2009 khoảng 390.000 tỷ đồng, tức là bản thân thu dự toán giảm 9.000 tỷ đồng so với năm ngoái. Theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới (WB), thâm hụt ngân sách của Việt Nam 2009 có thể lên tới 8,3% so với 4,5% của năm 2008. Do sức ép của 143.000 tỷ đồng kích cầu lên ngân sách chiếm 8,7% GDP trong năm 2009, Việt Nam sẽ gặp khó khăn trong triển khai những gói kích cầu mới quy mô lớn. Xét
trong cả năm 2009 và dựa vào tác động của các nhóm yếu tố, chúng tôi
đánh giá, CPI sẽ tiếp tục tăng và mức tăng về cuối năm, nhưng vẫn ở
dưới 1%/tháng do lượng cung tiền tuy tăng nhưng không tập trung vào một
thời điểm như năm 2007. Nguy
cơ lạm phát trở lại mốc cao sẽ bộc lộ rõ hơn vào năm 2010 sau khi chính
sách tiền tệ, tài khóa đã phát huy mạnh mẽ vào nền kinh tế. Một mặt khác, đợt suy thoái kinh tế toàn cầu sẽ cần một thời gian để hồi phục. Vì vậy, chúng tôi cho rằng, việc lạm phát tăng mạnh sẽ khó xảy ra trong năm 2009, tuy nhiên rủi ro này sẽ gia tăng vào năm 2010. Theo Chứng khoán Sài Gòn - Hà Nội |
|
Ưu điểm của việc này so với việc chia cổ tức bằng tiền mặt rồi do đó tăng vốn bằng cách phát hành thêm cổ phiếu? Lợi ích của cổ đông thay đổi như thế nào đối với hai phương án chia cổ tức : bằng tiền mặt và bằng cổ phiếu? * Bất cứ ngân hàng nào nếu muốn tăng vốn điều lệ cũng áp dụng được phương án này hay phải có điều kiện gì?Hamy Có ích: 1/1 . Mọi thứ trên đời đều có thể giải quyết (tôi đang nói tới kinh
doanh), vấn đề là bao nhiêu thôi. Việc các cổ đông hiện tại được mua
cổ phần tương ứng với tỷ lệ họ đang có chính là "quyền lợi" rồi, và
đương nhiên, cổ phần mua mới này ở mức giá mà các cổ đông hiện tại nhất
trí với nhau: giá nội bộ. Tuy vậy, giả sử ngân hàng đang có mức vốn
1.000 tỷ và đang lãi 500 tỷ. Có 2 cổ đông, mỗi người giữ 500 cổ phần,
mỗi cổ phần có giá trị 1 tỷ (tất cả đều là giả sử để bán dễ hình dung).
Nếu capitalize hết phần lãi 500 tỷ nói trên, thì có nhiều phương án xảy
ra, do chính 2 ông cổ đông này tự thống nhất bằng một cuộc họp ở Café
Illy góc Hàn Thuyên (TP.HCM). Hai ông có thể nhất trí rằng, mỗi ông cầm
thêm 250 cổ phần nữa, ở mức giá cũ 1 tỷ/1 CP. Thế nhưng 2 ông cũng có
thể nhất trí rằng, tớ với bác mỗi chú chỉ cần cầm thêm 200 cổ phần nữa
thôi, theo tỷ lệ tương ứng, và 100 CP dư ra trong số 500 kia, chúng
mình thử xem cái xã hội đang ngập trong cơn sốt CP này nó xử lý giá thế
nào. Vậy là mỗi ông không có gì mất công bằng và đem bán cái 100 CP dư
ra kia. Khi này, đồng bào mình đang hăng hái, nên trả riêng 100 CP đó
đã là 500 tỷ, tức là bằng cả cái tích sản từ lãi sau thuế kia rồi. Thế
thì 2 bác cổ đông đem 500 đó chia đôi cho nhau mang về nhà cất đi, vì
đó là phần của các bác đấy chứ. Nó là thặng dư vốn. Phần các cổ đông
mới xúm vào trả tới 500, thì cũng chỉ là để ôm lấy 100 mệnh giá của các
bác cũ mà thôi.Ở một phương án khác, các bác chia đủ hết số 500 kia
rồi, mỗi bác cầm trọn 250. Ngân hàng vẫn thòm thèm, các bác bảo, giờ
phát hành tiếp thêm 1.000 CP mới bổ sung, chúng tớ sẽ mua theo tỷ lệ
thế này, nhưng giá đợt tới là 2 tỷ/CP cho riêng chúng tớ, các cậu ngoài
đường tự tính rồi vào đấu nhau nhé! Khi đó câu chuyện sẽ còn phức tạp
nữa. Tuy vậy, các quyết định quan trọng nhất trong việc đồng ý này là
của HĐQT và Đại hội cổ đông. Thường thì phương án do HĐQT trình lên, và
ĐH Cổ đông phê chuẩn. Nhưng HĐQT thường quyền lực quá, giàu quá và
nhiều thông tin quá, cổ đông nhỏ và lẻ tẻ biết làm sao khác ngoài việc
đồng ý 101%? Các cấu trúc tài chính thường muôn hình vạn trạng. Một câu
hỏi và một thắc mắc không bao giờ đi đến cùng được câu chuyện này.
Nhưng ta chỉ cần nhớ rằng quyền lực ở trong tay những người nắm giữ
nhiều của cải, tỷ trọng lớn, và nhiều thông tin. Vì thế mà việc xử lý
các xung đột đang ngày càng trở thành mối quan tâm lớn nhất của mọi xã
hội hiện đại, nhất là liên quan tới cổ phiếu. Bạn thấy không, nếu bạn
biết rõ và tường tận mọi thứ, việc có thể "xử ép" bạn sẽ vô cùng khó
khăn, kể cả khi bạn là cổ đông nhỏ.Câu trả lời gọn nhất cho bạn: Tỷ lệ
nào là phương án do con người tự đưa ra và tự đồng ý với nhau! Những
người có thể quyết là người có tiếng nói và quyền lực sở hữu.
Có ích: 3/3 Có ích Không có ích khác ưu điểm của việc này so với việc chia cổ tức bằng tiền mặt rồi do đó tăng vốn bằng cách phát hành thêm cổ phiếu? Lợi ích của cổ đông thay đổi như thế nào đối với hai phương án chia cổ tức : bằng tiền mặt và bằng cổ phiếu?Ưu điểm chính của phương pháp này là gọn gàng và nhanh hơn do không phải làm công việc phát hành mới. Trong lần phát hành mới thì Đại hội cổ đông phải thông qua xem có phát hành mới ra ngoài bổ sung không, nếu có thì tỷ lệ so với cổ đông hiện tại bao nhiêu?Sự khác biệt là tăng qua thưởng là mức tăng có giới hạn bên trong, do chỉ tương ứng với lượng tăng tối đa là mức lợi nhuận để lại. Còn chia cổ tức ra mới tăng, thì quyết định tăng có thể lớn vượt.Điều này dẫn tới quyền lợi cổ đông là được chia toàn bộ số định tăng, chứ không có thêm cổ đông bổ sung. Việc tính giá cũng là thống nhất bên trong cổ đông; chứ không đợi thêm một tham số nữa là bên ngoài thị trường và cổ đông tương lai nghĩ gì về cổ phiếu sau khi đã phát hành bổ sung.Về nguyên lý thì giá trị chẳng có gì thay đổi cả. Trường hợp duy nhất thay đổi là khi mà quốc gia nào đó có luật qui định cho trường hợp tái đầu tư kinh doanh được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp. Nhưng đó không phải là trường hợp của Việt Nam.# Bất cứ ngân hàng nào nếu muốn tăng vốn điều lệ cũng áp dụng được phương án này hay phải có điều kiện gì?Việc tăng vốn điều lệ không phải là thích làm lúc nào thì làm. Nhưng việc chia thưởng thì dễ được chấp thuận hơn, do nếu không chia cổ tức thì đó vẫn là khoản lãi để lại bên trong của ngân hàng đó. Tỉ lệ chia cổ tức khi này bằng 0. Các phép tính giá trị sổ sách vẫn phải cộng nguyên phần này. Nhưng khi chia ra thì cổ đông có thêm cổ phần mà nắm giữ, mặc dù số nắm giữ thêm này, về nguyên lý phải làm giảm giá trị số đang nắm giữ, do giá trị ngân hàng đâu có thay đổi chỉ nhờ việc chia tách cơ học này.Tuy vậy, do tâm lý đám đông đầu tư muốn nắm giữ cổ phần ngân hàng nào đó, sự khao khát này khiến cho cứ có thêm CP là người ta mua, và có xu hướng mua tới mức giá hiện tại, mặc dù ta biết rõ là giá trị đã bị pha loãng qua số cổ phần mới bổ sung như thế nào.Nói chung, hiệu ứng tâm lý đặc biệt ảnh hưởng ở các cuộc chơi như thế này. Đừng ngạc nhiên nếu thấy một sự vô lý xảy ra mà tất cả vẫn hào hứng chấp nhận. Thế mới là TTCKVN chứ. |
Ông Trần Quảng, một nhà đầu tư trên sàn SSI kể do thiếu thông tin nên nhiều nhà đầu tư thường mua cổ phiếu theo tư vấn của công ty chứng khoán. Mỗi khi thấy ý kiến phân tích, nhận định của một chuyên gia hoặc công ty chứng khoán về triển vọng của một cổ phiếu hay nhóm hàng nào đó, họ lại đổ tiền vào mua, bất kể điều đó là thật hay suy luận viển vông, tạo điều kiện cho những cổ phiếu đó tăng giá mạnh, sau đó lại tụt xuống, làm cho người chạy sau theo đám đông bị thua lỗ nặng. Để quảng bá tên tuổi, nhiều công ty chứng khoán thành lập riêng bộ phận chuyên viết bài phân tích, nhận định về chứng khoán. Qua đó, gián tiếp “định hướng” cho nhà đầu tư. Cách nay mấy ngày, Công ty chứng khoán Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín đưa ra bản phân tích về cổ phiếu của Tổng công ty Cổ phần Đầu tư phát triển xây dựng (DIG), với ý kiến mã này có tiềm năng lớn về đất đai nên được định giá từ 163.000 - 175.000 đồng. Bài phân tích đưa ra ngay thời điểm giá cổ phiếu nhóm bất động sản đang nóng, làm cho mã DIG vốn đang “bốc lửa” lại được tiếp thêm “dầu”, mỗi ngày có hàng trăm lệnh đổ vào mua, trong khi lệnh bán co lại, nhờ vậy giá của DIG càng được dịp vươn cao. Ngày chào sàn (19/8), DIG khớp giá 66.000 đồng nhưng nay đã lên tới 146.000 đồng. Tuy nhiên, cũng có những bài phân tích đưa ra không hợp thời nên chưa đem lại tác dụng. Cách đây mấy ngày, Công ty chứng khoán Bảo Việt đưa ra bản phân tích, đánh giá về cổ phiếu của Tổng công ty Khoan và Dịch vụ Dầu khí (PVD), qua đó cho biết PVD có thể sẽ có những bước tăng trưởng mạnh kể từ năm 2010 khi mà 2 giàn khoan mới được vận hành đầy đủ cả năm. Kèm theo đó, PVD có lợi thế nhờ là thành viên của Petrovietnam... Do lời “chỉ trỏ” đưa ra ngay lúc thị trường điều chỉnh và có lẽ do nguồn thu tăng trưởng còn ở xa nên chưa hút nhà đầu tư, vì vậy trong hai ngày qua, giá của PVD giảm liên tục, đã mất 3.000 đồng so với ngày công ty chứng khoán đưa ra nhận định. Các công ty chứng khoán cũng đầu tư cổ phiếu trên sàn nên họ vừa là bạn đồng hành nhưng cũng là đối thủ của các nhà đầu tư khác. Do có lợi thế là nhà tư vấn cho doanh nghiệp nên nhiều khi công ty chứng khoán nắm được thông tin mật, giúp họ mua cổ phiếu sớm với giá thấp. Đến khi họ đăng bài công khai trình bày tiềm năng, lợi nhuận hấp dẫn của doanh nghiệp cho công chúng biết thì nhiều trường hợp đã muộn màng. Khi nhà đầu tư đọc xong thông tin nguội mà nhảy vào tranh mua, đẩy giá cổ phiếu lên cao thì thường mắc phải “cạm bẫy”. Vì lúc đó công ty chứng khoán bán ra để thu siêu lợi nhuận, còn nhà đầu tư chạy theo mua sau phải gánh lấy hậu quả. Trong các bài phân tích của công ty chứng khoán, chỉ một số ít có thông tin “nóng”, còn đa số là “nhai lại” tư liệu của doanh nghiệp đã công bố. Nhiều bài còn đưa ra những nhận định sắp tới về ngành hoặc doanh nghiệp (thường mang tính suy luận) nên xác suất sai khá nhiều. Thời gian qua đã có nhiều thông tin “chỉ trỏ” của một số công ty chứng khoán, tổ chức đầu tư... nhận định về cổ phiếu theo chiều hướng thiên vị, có lợi cho họ, thậm chí còn phân tích “méo mó” quá mức, làm cho doanh nghiệp kiện công ty chứng khoán nhưng vẫn không có cơ quan nào đứng ra giải quyết. Nhà đầu tư cá nhân nhỏ lẻ thường tiếp cận thông tin muộn màng, nếu nghe theo công ty chứng khoán một cách mù quáng thì dễ bị rủi ro. Do vậy, nhà đầu tư chứng khoán cần phải tự trang bị kiến thức chuyên sâu cho mình, khi nghe thông tin “chỉ trỏ” của công ty chứng khoán và chuyên gia, cần phải chọn lọc, không nên đầu tư theo đám đông. (Theo Người Lao Động) |
Từ khoản đầu tư đầu tiên
vào năm 1965, sau hơn 4 thập kỷ, Warren Buffett đã có trong
tay trên 50 tỷ USD và chưa có nhà đầu tư chứng khoán
nào vượt qua ông về khả năng sinh lời cho nguồn vốn.
Khi còn nhỏ, Warren Buffett phụ việc trong cửa hàng thịt nhỏ của ông nội và điều này đã dạy cho nhà tỷ phú tương lai giá trị của làm việc chăm chỉ. Cha của ông là một nhà môi giới chứng khoán, vì thế Buffett có cơ hội tiếp cận với ngành này từ rất sớm. Khi ông khởi nghiệp, đầu tư giá trị là một khái niệm ít được biết đến, và chính nhờ thực hiện đầu tư lâu dài này mà Buffett trở thành nhà đầu tư huyền thoại của thế giới. "Bí kíp" đầu tư của
vị tỷ phú chứng khoán đã được trang tin Forexcare hé
lộ.
Warren Buffett từng học ở trường
Benjamin Graham và thu nạp được từ đây kiến thức về
đầu tư giá trị, một khái niệm vẫn còn mới mẻ ở
thời điểm ông khởi nghiệp. Nhà đầu tư giá trị tìm
kiếm những cổ phiếu có thị giá thấp hơn giá trị
thực của chúng. Thực ra không có công thức cụ thể nào để tính được giá cổ phiếu thấp hơn giá trị thực ở mức nào. Cách phổ biến nhất là đánh giá các yếu tố cơ bản của doanh nghiệp, và nhà đầu tư giá trị sẽ tìm mua những mã mà họ cho rằng phần lớn những người khác không nhìn ra tiềm năng của chúng. Nhưng Warren Buffett đẩy cách đầu
tư này lên một nấc cao hơn, khi ông không chỉ nhìn nhận
cổ phiếu đắt hay rẻ dựa vào sự đánh giá của quy
luật cung cầu, mà là khả năng sinh lời từ hoạt động
kinh doanh của chính doanh nghiệp. Thực tế, nhà đầu tư huyền thoại không hề bận tâm đến hoạt động của thị truờng. Khi đầu tư vào một cổ phiếu nào đó, ông không quan tâm sau vài năm nữa thị trường có nhận ra giá trị của mã đó hay không, mà là trong những năm tới doanh nghiệp này sẽ kiếm ra bao nhiêu tiền. Dưới đây là 6 câu hỏi Warren Buffett sử dụng hiện thực hoá quan điểm đầu tư giá trị của mình: 1. Công ty có hoạt động ổn định không? Nhà đầu tư trứơc hết nhìn vào ROE, bởi đôi khi lợi nhuận trên cổ phiếu (ROE) được coi là lợi nhuận mà cổ đông có đựoc từ khoản đầu tư của mình. Nó cho thấy tỷ lệ nhà đầu tư có thể thu lợi từ cổ phiếu. Buffett luôn nhìn vào ROE để biết doanh nghiệp mục tiêu có hoạt động ổn định và có hiệu quả so với các doanh nghiệp cùng ngành hay không. 2. Công ty có tránh được tình trạng nợ quá lớn không? Tỷ lệ vốn trên cổ phần là một yếu tố quan trọng khác mà Buffett thường xem xét rất kỹ lưỡng. Nhà đầu tư giá trị sẽ tìm mua cổ phiếu của những doanh nghiệp có khoản nợ nhỏ, như vậy có nghĩa là lợi nhuận sẽ chủ yếu bắt nguồn từ vốn của cổ đông chứ không phải từ vốn vay. 3. Biên lợi nhuận có cao không? Có khả năng tăng nữa không? Khả năng sinh lời của một
doanh nghiệp phụ thuộc không chỉ vào biên lợi nhuận
tốt mà còn vào mức tăng ổn định của biên lợi nhuận
này. Để biết đựoc chính xác sức khỏe của doanh nghiệp, cần nhìn lại biên lợi nhuận trong vòng 5 năm gần nhất. Biên lợi nhuận lớn cho thấy doanh nghiệp hoạt động tốt, và lãnh đạo doanh nghiệp rất có khả năng điều hành và quản lý chi phí. 4. Công ty đã trở thành doanh nghiệp đại chúng bao lâu? Buffett chỉ quan tâm đến những doanh nghiệp đã chào bán cổ phần rộng rãi được ít nhất 10 năm. Vì thế, những công ty mới thực hiện IPO đều không lọt vào "mắt xanh" của ông. Buffett hoàn toàn có lý do để đưa ra tiêu chí này, bởi nhà đầu tư giá trị chỉ nhắm đến những doanh nghiệp đã được thời gian thử thách và vẫn đang bị thị trường định giá thấp. 5. Sản phẩm của công ty có phụ thuộc vào loại hàng hoá nào không? Tiêu chí này thoạt nhìn có vẻ
cực đoan, nhưng thực tế Buffett thường tránh những
doanh nghiệp có sản phẩm kém nổi bật so với các đối
thủ cùng ngành và lại phụ thuộc nhiều vào các nguyên
nhiên liệu đầu vào như dầu mỏ hay khí đốt. Ông quan niệm, nếu doanh nghiệp không có gì khác biệt so với các đối thủ thì cũng ít có khả năng sinh lời vượt bậc. 6. Giá cổ phiếu có thấp hơn giá trị thực đến 25% không? Sau khi tìm được những cổ phiếu đáp ứng được cả 5 câu hỏi ở trên, thì nhà đầu tư phải trả lời câu hỏi cuối cùng và cũng là khó nhất này. Phát hiện cổ phiếu đang bị định giá thấp cũng chính là kỹ năng quan trọng nhất của Buffett. Để trả lời câu hỏi này, nhà đầu tư cần phân tích một loạt dữ liệu cơ bản của doanh nghiệp (lợi nhuận, doanh thu và tài sản) và giá trị thanh khoản - doanh nghiệp này có giá bao nhiêu nếu nó được bán lại khi phá sản. Giá trị thanh khoản không bao gồm thương hiệu của doanh nghiệp. Khi tính xong các giá trị này, Buffett so sánh với vốn hoá hiện tại của doanh nghiệp. Nếu giá trị theo tính toán của ông cao hơn vốn hoá thị trường ít nhất 25% thì đó chính là doanh nghiệp đáng được ông đầu tư. Nghe có vẻ dễ dàng, nhưng toàn bộ bí quyết thành công Warren Buffett lại nằm ở cách ông tính giá trị của những doanh nghiệp trong "tầm ngắm". Theo Thu Nga |
UBCKNN cho biết, quý II/2009, cơ quan này nhận được 92 hồ sơ của các công ty đại chúng xin phép trả cổ tức bằng cổ phiếu, chia thưởng.Trên sàn
niêm yết, cổ phiếu có thông tin chia thưởng tăng giá mạnh bất chấp thị trường
tăng hay giảm, nhưng đến khi có thông báo xác nhận chính thức của UBCK về
"thông tin chia thưởng là đúng" thì cổ phiếu lại "xì hơi".
Trong "mốt" đầu tư như vậy, điều đáng nói là có không ít kẻ trục lợi,
gây lộn xộn trên thị trường và thiệt hại cho một bộ phận không nhỏ NĐT Theo thông tin từ Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCK), quý II/2009, cơ quan này nhận được 92 hồ sơ của các công ty đại chúng xin phép trả cổ tức bằng cổ phiếu, chia thưởng. Quý III chưa qua, song số lượng hồ sơ dự kiến cũng khong ít hơn quý II. Sacombank trả cổ tức năm 2008 bằng cổ phiếu 15% và phát hành thêm cổ phiếu tỷ lệ 20:3, ngày giao dịch không hưởng quyền là ngày 16/9/2009. Vinamilk chia thưởng cổ phiếu tỷ lệ 1:1, chốt danh sách vào ngày 22/9. Hóa dầu Petrolimex, Thế giới số Trần Anh, Ngân hàng cổ phần Sài Gòn Công thương, Techcombank, ABBank, Đầu tư Phát triển Công nghiệp Thương mại Củ Chi... đều chia thưởng. So với phát hành cổ phiếu ra công chúng, thủ tục phát hành cổ phiếu trả cổ tức và chia thưởng đơn giản hơn nhiều. Hồ sơ nộp về UBCK chỉ cần tài liệu chứng minh có đủ nguồn tài chính và nghị quyết ĐHCĐ là đủ. Theo một
quan chức UBCK, nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, thì chỉ 4 - 5 ngày kể từ khi doanh
nghiệp nộp hồ sơ, cơ quan này sẽ có thông báo "nhận được đầy đủ tài liệu
báo cáo phát hành cổ phiếu thưởng cho cổ đông hiện hữu", đồng nghĩa với việc
hồ sơ được chấp thuận. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng hoàn tất thủ
tục nhanh như vậy. Có trường hợp ĐHCĐ ra nghị quyết chia thưởng từ lợi nhuận để lại 100 tỷ đồng, nhưng báo cáo tài chính lại thể hiện nguồn tiền này chỉ có 20 tỷ đồng. Có doanh nghiệp báo cáo chia thưởng từ quỹ đầu tư tăng trưởng hoặc quỹ A, B nào đó theo nghị quyết ĐHCĐ, nhưng trước đó cũng nguồn quỹ này đã được trích một phần để mua cổ phiếu quỹ... Với những trường hợp như vậy, doanh nghiệp đều phải có giải trình và chỉ khi nào thông tin đó đầy đủ, hợp lệ, UBCK mới chấp thuận. Tại sao thời điểm này nhiều công ty chọn hình thức chia thưởng? Theo tổng giám đốc một doanh nghiệp niêm yết, nhiều đơn vị chia thưởng trong năm nay nhằm hỗ trợ cổ đông không phải chịu thuế thu nhập cá nhân. Bên cạnh đó, doanh nghiệp đang thực hiện nhiều dự án lớn, với mức vốn điều lệ như hiện tại, hạn mức tín dụng ngân hàng dành cho doanh nghiệp khá thấp, nên phải tăng vốn mới có điều kiện tiếp cận khoản vay lớn hơn. Ngoài ra, ở một số mã cổ phiếu có thị giá cao, việc chia tách có thể giúp gia tăng tính thanh khoản. Dù với lý do nào chăng nữa, trong giai đoạn thị trường có xu hướng tăng, việc phát hành cổ phiếu thưởng cũng được hưởng ứng. Bằng chứng là, mỗi khi mã cổ phiếu nào đó được "rỉ tai" thông tin chia thưởng, giá lập tức tăng vù vù. Một cán bộ UBCK nói vui, cứ thấy cổ phiếu nào tăng giá mạnh là mấy hôm sau thấy hồ sơ xin chia thưởng nộp về Ủy ban. Điều đáng
nói là cơ hội tiếp cận với thông tin cổ phiếu sắp chia thưởng với các NĐT không
đồng đều. Mua khi có tin đồn, bán lúc tin có tin ra, chính vì lý do này không
ít NĐT nhỏ lẻ bị cuốn vào con sóng cổ phiếu thưởng đã thua thiệt khi "mua
đúng đỉnh". Thực tế, thị trường đã kiểm nghiệm không ít tin chia thưởng thời gian qua ban đầu chỉ là tin đồn, về sau hoàn toàn chính xác. Nhiều doanh nghiệp khẳng định không cung cấp bất cứ thông tin nào về tỷ lệ chia thưởng và tất cả các quyết định về kế hoạch chia thưởng, cổ tức của công ty đều phải thông qua ĐHCĐ hoặc hội đồng quản trị, việc công bố thông tin cũng được thực hiện theo đúng quy định của UBCK và Sở giao dịch. Vậy thử hỏi, không ít tin đồn tại sao lại chính xác 100% như vậy?
Chia thưởng hay không là quyền của cổ đông, quyền của mỗi doanh nghiệp. Ở những doanh nghiệp thực sự có nguồn thặng dư, lợi nhuận để lại lớn, hoạt động hiệu quả, đủ để đảm bảo mức tăng trưởng trên mỗi cổ phiếu sau khi chia tách được duy trì, việc chia cổ phiếu thưởng là bình thường. Tuy vậy, theo thông tin từ UBCK, trong số doanh nghiệp nộp hồ sơ xin chia thưởng, có cả những đơn vị... lỗ nặng trong 6 tháng đầu năm. Dựa trên báo cáo tài chính năm trước, doanh nghiệp vẫn đủ điều kiện chia thưởng, song rõ ràng với tình hình hoạt động của công ty như hiện tại, việc chia thưởng chưa hẳn là cách làm hay. UBCK trong những trường hợp như vậy cũng có văn bản khuyến cáo doanh nghiệp xem xét lại phương án, song một khi doanh nghiệp bảo lưu, cơ ... Read more » |
Chỉ số P/B (Price-to-Book ratio – Giá/Giá trị sổ sách) là tỷ lệ được sử dụng để so sánh giá của một cổ phiếu so với giá trị ghi sổ của cổ phiếu đó. Tỷ lệ này được tính toán bằng cách lấy giá đóng cửa hiện tại của cổ phiếu chia cho giá trị ghi sổ tại quý gần nhất của cổ phiếu đó. Công thức tính như sau: Giá cổ phiếu Ví dụ: Giả sử một công ty có giá trị tài sản ghi nhận trên bảng cân đối kế toán là 200 tỷ VND, tổng nợ 150 tỷ VND, như vậy giá trị ghi sổ của công ty là 50 tỷ . Hiện tại công ty có 2 triệu cổ phiếu đang lưu hành, như vậy giá trị ghi sổ của mỗi cổ phiếu là 25.000 VND. Nếu giá thị trường của cổ phiếu đang là 75.000 VND, thì P/B của cổ phiếu được tính như sau: P/B = 75.000/25.000 = 3 Đối với các nhà đầu tư, P/B là công cụ giúp họ tìm kiếm các cổ phiếu có giá thấp mà phần lớn thị trường bỏ qua. Nếu một doanh nghiệp đang bán cổ phần với mức giá thấp hơn giá trị ghi sổ của nó (tức là có tỷ lệ P/B nhỏ hơn 1), khi đó có hai trường hợp sẽ xảy ra: hoặc là thị trường đang nghĩ rằng giá trị tài sản của công ty đã bị thổi phồng quá mức, hoặc là thu nhập trên tài sản của công ty là quá thấp. Nếu như điều kiện đầu tiên xảy ra, các nhà đầu tư nên tránh xa các cổ phiếu này bởi vì giá trị tài sản của công ty sẽ nhanh chóng được thị trường điều chỉnh về đúng giá trị thật. Còn nếu điều thứ hai đúng, thì có khả năng lãnh đạo mới của công ty hoặc các điều kiện kinh doanh mới sẽ đem lại những triển vọng kinh doanh cho công ty, tạo dòng thu nhập dương và tăng lợi nhuận cho các cổ đông. Ngược lại, nếu một công ty có giá thị trường của cổ phiếu cao hơn giá trị ghi sổ thì đây thường là dấu hiệu cho thấy công ty làm ăn khá tốt, thu nhập trên tài sản cao. Chỉ số P/B chỉ thực sự có ích khi nhà đầu tư xem xét các doanh nghiệp có mức độ tập trung vốn cao hoặc các công ty tài chính, bởi giá trị tài sản của các công ty này tương đối lớn. Vì công tác kế toán phải tuân thủ những tiêu chuẩn ngặt nghèo, nên giá trị ghi sổ của tài sản hoàn toàn không tính tới các tài sản vô hình như thương hiệu, nhãn hiệu, uy tín, bằng sáng chế và các tài sản trí tuệ khác do công ty tạo ra. Giá trị ghi sổ không có ý nghĩa nhiều lắm với các công ty dịch vụ vì giá trị tài sản hữu hình của họ không lớn. (Câu trả lời do Công ty chứng khoán VPBank - VPBS cung cấp)- Nguồn từ Việt Báo |
Tung chiêu đẩy lên Sàn chứng khoán TPHCM hiện có 3 NH niêm yết cổ phiếu. Đó là
NH Sài Gòn Thương Tín (STB), Vietcombank (VCB), NH Công thương VN (CTG). Kết
thúc 6 tháng đầu năm 2009, lợi nhuận VCB là 2.450 tỉ đồng. CTG thu về 2.100 tỉ
đồng lợi nhuận trước thuế trong khi chỉ tiêu cả năm chỉ 2.593 tỉ đồng. STB cũng
đạt mức lãi 905 tỉ đồng. Thế nhưng hiệu quả kinh doanh không phải yếu tố làm cho cổ phiếu của 3 NH này tăng giá trong những phiên giao dịch gần đây. Đó là chưa kể có hiện tượng cổ phiếu NH lên xuống bất thường, làm cho các chuyên gia cho rằng các đại gia chứng khoán đã đẩy giá cổ phiếu CTG, VCB, STB lên bằng cách tung ra lệnh mua hàng trăm ngàn cổ phiếu với giá cao. Tác động của chiêu này làm nhiều nhà đầu tư (NĐT) nhỏ lẻ bị
“cuốn theo chiều gió” nhưng không thể chen chân phải đặt lệnh mua với giá cao
hơn. Cứ thế giá cổ phiếu CTG, STB, VCB tăng dần lên. Biểu hiện rõ nhất là 4 phiên giao dịch gần nhất (từ ngày 22 đến 24-7 và 27-7) CTG đều tăng trần, từ 34.400 đồng/cổ phiếu leo lên 40.800 đồng/cổ phiếu (tăng 20%), dư mua lên tới 7,6 triệu cổ phiếu, khối lượng giao dịch đạt gần 8 triệu cổ phiếu. STB, VCB cũng có đà tăng giá tương tự; lượng dư mua, khối lượng giao dịch cũng tăng đột biến như CTG. Tuy nhiên, giới phân tích cho biết trong tiến trình đẩy giá
lên thị trường sẽ có những đợt điều chỉnh. Phiên giao dịch ngày 28-7, CTG, VCB,
STB đồng loạt rớt giá là một minh chứng. Phiên này, các quỹ đầu tư, công ty
chứng khoán đã tranh thủ thu gom cổ phiếu NH với khối lượng lớn. Điều này thể hiện khá rõ khi STB khớp lệnh thành công 8,5 triệu cổ phiếu. VCB và CTG đều có khối lượng giao dịch 2 triệu cổ phiếu. Trong khi NĐT chỉ mua 3 mã chứng khoán này gần 400.000 cổ phiếu. Dìm giá để gom hàng? Quan sát thị trường, nhiều người nhận thấy trước khi đẩy giá
lên, các đại gia thường dìm giá cổ phiếu NH theo cách đặt lệnh bán giá thấp, số
lượng cực lớn vào những thời điểm thị trường đi xuống. Nhiều NĐT muốn thoát
khỏi cổ phiếu NH phải đặt lệnh bán với giá thấp hơn. Khi đó, các đại gia sẽ đặt lệnh mua có số lượng và mức giá ngang bằng lệnh bán của nhiều người khác. Qua nhiều phiên giao dịch, giá cổ phiếu NH giảm dần và xuống đến mức giá như ý muốn, các đại gia sẽ gom hàng. Diễn biến của các phiên giao dịch (ngày 16, 17-7 và 20, 21-7) cho thấy CTG liên tục giảm giá sàn. STB, VCB bị bán tháo. Thế nhưng, khối lượng giao dịch của 3 mã này lại khá lớn. Đơn cử ngày 21-7, CTG trao tay 2,1 triệu cổ phiếu, trong đó NĐT nước ngoài mua 500.000 cổ phiếu; chênh lệch bán - mua 335.000 cổ phiếu. S TB khớp lệnh gần 4 triệu cổ phiếu, dư bán nhiều hơn dư mua... Thời điểm đầu tháng 7-2009, thị trường cũng ghi nhận chỉ trong vài ngày, STB bán xong 18,2 triệu cổ phiếu quỹ với giá 35.000 đồng/cổ phiếu theo phương thức thỏa thuận, chứng tỏ người mua STB là các đại gia mới tiêu thụ hết khối lượng lớn cổ phiếu trong một thời gian ngắn. Không nên ăn theo Theo giới phân tích, các tổ chức thường đưa ra những tuyên
bố căn cứ vào giá trị tài sản, tốc độ tăng tưởng, chỉ tiêu lợi nhuận, độ an
toàn trong hoạt động kinh doanh... để rót vốn vào cổ phiếu NH. Tuy vậy, điều này chỉ đúng về mặt lý thuyết. Bởi thời điểm này phần lớn NĐT lớn đều là “vận động viên” lướt sóng. Khi giá cổ phiếu NH lên như kỳ vọng họ sẽ ồ ạt xả hàng. Việc các tổ chức dìm giá cổ phiếu NH sau đó đẩy giá lên là để tạo sóng thị trường. NĐT nhỏ lẻ có thể bị cuốn theo những con sóng đó nhưng không biết đâu là đỉnh, đâu là đáy để nhảy vô hay thoát ra cổ phiếu NH. Vì thế, khi thông tin giao dịch cổ phiếu NH biến động bất thường, NĐT không nên tham gia thị trường. Theo Thy Thơ |
Việc làm giá không chỉ diễn ra ở thị trường mới như Việt Nam, mà khắp nơi trên thế giới. Trong đó, có khâu "đánh xuống" để gom hàng.
Việc
làm giá theo hướng dìm giá có ba giai đoạn. Thứ nhất là đánh xuống để
gom hàng giá rẻ. Thứ hai là đẩy giá lên. Và cuối cùng là xả hàng để thu
lợi. Để có thể thao túng giá của một cổ phiếu thì phải là nhà đầu tư lớn. Đó có thể là tổ chức tài chính có năng lực tài chính hùng hậu, các quỹ đầu tư, các công ty chứng khoán, các tổ chức tín dụng tư nhân, các đại gia hoặc nhóm đại gia liên kết với nhau. Thông thường nhà đầu tư lớn nghiên cứu và chọn lựa khá kỹ trước khi tiến hành làm giá một cổ phiếu nào đó. Đối tượng được nhắm tới là các cổ phiếu có tổng số cổ phiếu lưu hành thấp, khối lượng giao dịch bình quân không quá lớn, có các chỉ số cơ bản tốt, có thông tin nội gián về tăng trưởng lợi nhuận đột biến, chia cổ phiếu thưởng và cổ tức cao,… hoặc các cổ phiếu có thông tin ngành hỗ trợ. Các cổ phiếu blue-chip có giao dịch lớn cũng đôi khi được đẩy giá nhưng phải dựa vào xu thế của thị trường hoặc thông tin hỗ trợ nổi bật. Nhưng việc làm giá blue-chip sẽ khó hơn nhiều, vì khối lượng giao dịch rất lớn, có khi người làm giá sẽ bị thiệt hại do không thắng được các nhóm lợi ích khác. Một số bước nghiên cứu và tìm hiểu về cổ phiếu trước khi thao túng có thể là: thứ nhất, tìm kiếm các cổ phiếu dưới giá trị nội tại tương đối nhiều do thị trường sụt giảm quá mức, giao dịch ảm đạm. Thứ hai, thu thập dữ liệu tài chính, yêu cầu các chuyên viên tài chính phân tích nghiên cứu về cơ bản. Thứ ba, cử người tiếp xúc với công ty nhằm tìm hiểu kỹ về bộ máy lãnh đạo, chiến lược phát triển và định hướng dài hạn của công ty… Tuy nhiên các bước này không phải lúc nào cũng xảy ra mà đôi khi chỉ đơn thuần là các nhà đầu tư lớn làm giá theo thị trường, theo tin đồn, làm giá để giải cứu số cổ phiếu đã lỡ mua ở mức giá cao. Việc làm giá xuống để thu gom nhiều cổ phiếu trước khi đẩy giá tăng mạnh, yêu cầu là phải chuẩn bị sẵn một lượng cổ phiếu nhất định. Nhằm mục tiêu mua được giá thấp, nhà đầu tư lớn có thể bán cổ phiếu giá sàn để tạo tâm lý hoảng loạn. Họ chủ động bán cổ phiếu giá sàn ào ạt ở tài khoản A, các nhà đầu tư nhỏ hoảng sợ vì áp lực bán quá lớn nên cũng đặt bán giá sàn hoặc giá thấp. Khi thấy số lượng cổ phiếu chào bán giá thấp đủ nhiều, nhà đầu tư lớn sẽ huỷ lệnh bán và dùng tài khoản B của mình để mua gom hàng hoặc không cần huỷ lệnh bán mà đặt mua lại luôn số cổ phiếu vừa đặt bán và thu mua thêm cổ phiếu của các nhà đầu tư khác bán ra ở giá thấp. Tình trạng này có thể diễn ra trong ngày hoặc liên tiếp vài ngày cho đến khi nhà đầu tư lớn đã mua đủ số cổ phiếu mong muốn. Cách thức này rất hiệu quả khi toàn thị trường đang trong xu hướng điều chỉnh giảm. Cách khác là bán chặn giá trên, nhà đầu tư lớn sẽ bán ra số lượng cổ phiếu rất lớn ở tài khoản A ngay từ đầu giờ ở các mức giá cao. Nhà đầu tư lớn này ở các tài khoản khác chỉ đặt mua cổ phiếu với lượng vừa phải ở các mức giá thấp. Vì vậy các nhà đầu tư khác muốn bán phải tranh bán giá thấp (nếu không sẽ không khớp) và "sập bẫy". Kỹ xảo "rải đinh" cũng có thể được nhà đầu tư lớn áp dụng. Họ che giá mua thật để mua được giá tốt nhất. Bởi vì bảng điện tử chỉ thể hiện ba mức giá mua cao nhất nên nhà đầu tư lớn đặt ba lệnh mua ở ba mức giá cao nhưng mỗi lệnh chỉ mua số lượng không lớn. Khi đó toàn bộ các lệnh mua khác bị che khuất. Ở đằng sau các mức giá hiện ra trên bảng điện là cuộc đấu trí giữa các nhà đầu tư và mức giá dự kiến khớp sẽ dao động thay đổi cho đến cuối phiên khớp lệnh. Sau khi mua được số lượng cổ phiếu nhất định với mức giá thấp, nhà đầu tư lớn sẽ chờ đợi cơ hội tốt khi thị trường khởi sắc tăng mạnh hoặc cổ phiếu nắm giữ có thông tin tốt hỗ trợ để đẩy giá để thu siêu lợi nhuận. Nhà đầu tư có tìm hiểu kỹ về công ty mình đang đầu tư, có phán đoán tốt về xu thế thị trường, kế hoạch và chiến lược đầu tư hợp lý, rõ ràng sẽ không bị tác động bởi hình thức làm giá xuống này. Ngược lại, nhà đầu tư có thể tận dụng các cơ hội như vậy để mua được các cổ phiếu nhiều tiềm năng với giá thấp. (Theo Sài Gòn Tiếp Thị)
|
Lý Thuyết sóng Elliott:
Nguyên tắc sóng Elliott là một trong những công cụ phân tích kỹ thuật mà một số nhà kinh doanh chứng khoán dùng để phân tích những xu hướng giá trong các thị trường tài chánh. “Cha đẻ” của nguyên tắc này là Ông Ralph Nelson Elliott (1871-1948). Nghề chính của ông là kế tóan và ông đã nghiên cứu và phát triển ra nguyên tắc này vào những năm 30 của thế kỷ trước. Theo ông Elliott, sự thay đổi của giá cả sẽ tạo ra những cơn sóng, như hình vẽ. Trong đó một cơn sóng cơ bản sẽ có 5 cơn sóng “chủ” và 3 cơn sóng điều chỉnh. Trong 5 con sóng chủ thì sóng số 1, 3 và số 5 gọi là sóng “chủ và động”, và sóng 2, 4 gọi là sóng “chủ và điều chỉnh”. 2 con sóng điểu chỉnh được gọi là sóng A,B, C. Trong mỗi một con sóng như vậy lại có những con sóng nhỏ và cũng tuân theo quy luật của lý thuyết Elliot. Một đợt sóng chủ hòan chỉnh sẽ có 89 sóng và đợt sóng điều chỉnh hòan chỉnh sẽ có 55 sóng. Tùy theo thời gian độ lớn của sóng sẽ được phân theo thứ tự sau
Dãy số Fibonacci Dãy số do nhà tóan học người Ý Leonardo Fibonacci (1175-1250) phát minh ra. Bắt đầu là số 0 và số 1, sau đó là những số kế tiếp được tạo ra bằng cách công 2 số đứng trước. Ví dụ 1 = 1+0, 5 = 3+2, 34=21+13. Điều kỳ diệu hơn là cứ lấy số lớn chia cho số nhỏ hơn một bậc , ví dụ 89/55 ta sẽ được 1.618; lấy số nhỏ chia cho số lớn hơn 1 bậc, ví dụ 21/34 ta sẻ được 0.6180, lấy số nhỏ chia cho số lớn hơn 2 bậc, ví dụ 13/34 ta sẽ được 0.382. Tất cả các con số thuộc dãy số Fibonacci 0, 1, 1, 2, 3, 5, 8 …và các con số 0.618 và 0.382, trong đó đặc biệt nhất là con số được mệnh danh là “tỷ lệ vàng” 1.618 - xuất hiện rất nhiều trong tự nhiên, trong cơ thề con người, trong vũ trụ, trong kiến trúc, xây dựng. Quan trọng hơn đối với chúng ta những nhà đầu tư, kinh doanh chứng khoán, những con số “đầy ma lực trên” bên trên xuất hiên ngay trong thị truờng tài chánh, nhất là những biến động về giá cả. Ralph Nelson Elliott khẳng định rằng ông nghiên cứu và phát mình ra lý thuyết sóng truớc khi biết Fibonacci nhưng những con số trùng hợp đến kỳ lại: 5 sóng chủ, 3 sóng điều chỉnh, 89 sóng chủ, 55 sóng điều chỉnh cũng như tỷ lệ giá của các con sóng luôn ở chung quanh các tỷ lệ vàng 0.618, 1.618, 0.328. Do đó có một giá thuyết khác cho rằng Ông Elliott đã ứng dụng những con số Fibonacci vào lý thuyết của mình. Một dãy sóng 5-3 điển hình trong thị trường tăng trường “bò húc” Dưới đây là phân tích một con sóng 5-3 điển hình của thị trường trong giai đọan tăng trưởng - “bò húc”. Cũng con sóng 5-3 này trong Thị trường suy thóai – “gấu ngủ” sẽ được vẽ hòan tòan ngược lại. Sóng chủ số 1. Đợt sóng đầu tiên này là có điểm xuất phát từ thị truờng con gấu (suy thóai), do đó sóng 1 ít khi được nhận biết ngay từ đầu. Lúc này thông tin cơ bản về các công ty niêm uớc vẫn đang là thông tin tiêu cực. Chiều hướng của thị trường trước khi sóng 1 xảy ra chủ yếu vẫn là thị truờng suy thoái. Những nhà phân tích cơ bản vẫn đang tiếp tục điều chỉnh thu nhập kỳ vọng thấp xuống so với dự kiến. Khối lương giao dịch có tăng chút ít theo chiều hướng giá tăng. Tuy vậy việc tăng này là không đáng kể. Do đó nhiều nhà phân tích kỹ thuật không nhận ra sự có mặt của đợt sóng số 1 này. ... Read more » |
Thời gian gần đây, TTCK biến động rất nhanh giữa các đợt khớp lệnh, có thể tăng trần đợt 1 và giảm sàn đợt 3, tương đương biên độ dao động giá đến 20% trên sàn HN hoặc 10% trên sàn TPHCM. Nếu nhà đầu tư (NĐT) có thể mua và bán ngay lập tức CP trong cùng một phiên hay mua hôm trước, bán hôm sau thì cơ hội kiếm lợi nhuận trong khoảng thời gian ngắn là rất lớn. Chiến thuật chia nhỏ Cách này, NĐT có thể thực hiện một mình. NĐT chia số tiền thành nhiều phần mua/bán cùng một loại CP. Giả sử NĐT đang có 500 REE, và CP này đang giảm. Nếu dự đoán ngày tiếp theo CP sẽ tăng giá thì hôm nay, NĐT có thể mua vào đúng 500 REE.
Ngày hôm sau REE tăng giá thì NĐT thực hiện lệnh bán 500 REE có sẵn trong tài khoản. Vậy số CP trong tài khoản vẫn là 500 REE, nhưng số tiền mặt tăng lên là phần chênh lệch giữa giá lên và giá mua hôm trước. NĐT có thể chia số tiền thành 3 hay 4 phần đúng cho đủ chu kỳ T+3. Chiến thuật này chỉ cho phép NĐT thực hiện với thời gian từ T+1. NĐT có thể giảm xuống với T+0 nếu sử dụng thêm một tài khoản ủy quyền. Chiến thuật mua bán theo nhóm Chiến thuật có thể cho phép NĐT thực hiện giao dịch với T+0 nhờ lập một nhóm người để mua/bán cùng một loại CP. Giả sử một NĐT mua CP ở đợt khớp lệnh thứ nhất, với giá sàn hay ở một mức giá nào đó. Sang đợt khớp lệnh thứ hai hay thứ ba, giá CP đó tăng, NĐT có thể vay CP từ tài khoản của một người trong nhóm để thực hiện lệnh bán. Tất nhiên lệnh bán này được người mà tài khoản có CP đó thực hiện. Điều này cho phép NĐT không vi phạm việc cấm mua/bán một loại CP trong cùng một ngày và giảm chu kỳ mua bán xuống đến T+0. Kể cả khi NĐT chưa mua CP đó, nhưng dự đoán ngày hôm sau, hay đợt khớp lệnh sau giá giảm thì có thể vay một lượng CP nhất định của một người trong nhóm để bán và sẽ mua trả lại vào đợt khớp lệnh hôm sau hay ngày hôm sau... Chiến thuật này ưu điểm hơn chiến thuật chia nhỏ, vì NĐT không phải chia nhỏ khoản tiền đầu tư của mình nhờ tận dụng được vốn của những người trong nhóm. Bản chất đây cũng giống như nghiệp vụ bán khống. Tất nhiên NĐT cũng cần phải so sánh với chi phí giao dịch, nếu sau khi trừ đi chi phí giao dịch mà họ vẫn còn lợi nhuận thì họ có thể thực hiện các giao dịch áp dụng hai chiến thuật này. Hai chiến thuật này đã được áp dụng trong thời gian vừa qua và rất hiệu quả khi thị trường biến động thất thường, hay đang trong chu kỳ điều chỉnh giảm và không biết sẽ đảo chiều khi nào. Theo Ngọc Việt |