Từ chiếc gáo dừa đơn sơ người ta có thể cắt ghép thành những tác
phẩm mỹ thuật với nhiều sắc màu đen, trắng, vàng, nâu,… rất đặc biệt. Tranh
ghép gáo dừa trở thành quà tặng mang nhiều ý nghĩa cho các đoàn khách quý. Từ
nguyên liệu gáo dừa, người ta còn sản xuất những mặt hàng thủ công mỹ nghệ như
túi xách, ví, kẹp tóc, mặt dây chuyền, nhẫn, mặt nạ, đèn ngủ, thiệp chúc mừng,
búp bê, con ba ba, con cua, tôm, cá, vỏ đồng hồ,…
Cọng dừa ngày xưa chỉ dùng bó chổi, nay qua bàn tay khéo léo của
người thợ thủ công được đanthành những
chiếc lẵng hoa, giỏ đựng quà, đựng rượu xinh xinh. Cọng chà dừa có thể biến
thành những chiếc lồng đèn với kiểu dáng đa dạng. Chiếc mo nang từ bao đời chỉ
dùng làm dụng cụ hốt tro, hốt rác nay trở thành chiếc thuyền chở những bông hoa
xinh xắn. Quả dừa “điếc” (dừa lép) cũng được các nghệ nhân tạo thành hình
người, hình thú rất ngộ nghĩnh. Nhen dừa (lớp lưới bao bọc giữa các bẹ dừa) làm
mũ, túi xách, may dép… Xơ dừa dệt thảm, cuộn làm tổ chim được khách nước ngoài
ưa chuộng. Gỗ dừa làm bình trà, bình rượu, lọ hoa, hộp nữ trang…
Dệt thảm sơ dừa
Sản phẩm đồng hồ trang trí trên quả dừa của ông Huỳnh Hữu Thiện dự
thi tại Hà Nội, vòng toàn quốc được giải thưởng sáng tạo kiểu dáng GOLDEN –
2005. Gần đây nhất, trong hội thi “Nghệ nhân bàn tay vàng” khu vực Đồng bằng
sông Cửu Long do Hiệp hội làng nghề Việt Nam tổ chức vào tháng 4-2006, tác
phẩm bình trà làm từ gỗ dừa của cơ sở Trường Ngân đã đoạt giải nhì. Hiện nay,
toàn tỉnh có 2 hợp tác xã, 10 cơ sở sản xuất tập trung và khoảng 3000 gia đình
làm hàng thủ công mỹ nghệ, doanh thu đạt khoảng 30 tỷ đồng”.
Người Bến Tre ngày thêm yêu quý cây dừa qua những khám phá mới về
lợi ích và công dụng của cây dừa trong đời sống. Trong thời kỳ hội nhập hiện
nay, để phát triển bền vững, lâu dài, các nghệ nhân xứ dừa hiện đang miệt mài
tìm tòi, cải tiến, sáng tạo các mẫu mã, kiểu dáng, tìm cách kết hợp nguyên liệu
dừa với các nguyên liệu khác như mây, tre, lá để nâng cao tính thẩm mỹ của sản
phẩm. Nghề thủ công mỹ nghệ tuy chỉ mới phát triển mạnh trong những năm gần đây
nhưng đã trở thành một nghề “xóa đói giảm nghèo”, tạo công ăn việc làm cho
người lao động. Tuy nhiên, muốn tạo thương hiệu, tạo chỗ đứng vững chắc trên
thị trường các cơ sở thủ công mỹ nghệ cần có sự đột phá trong khâu sáng tạo mẫu
mã, cần có những nhà tạo mẫu chuyên nghiệp giúp sức cũng như đầu tư nghiên cứu
thị trường.
Sắp tới, Lễ hội Dừa sẽ được tổ chức từ ngày 13 đến 19-1-2009,
ngoài việc giới thiệu sản phẩm hàng hóa truyền thống của các làng nghề, tổ chức
trình diễn một số nghề thủ công truyền thống tiêu biểu của tỉnh còn có cuộc thi
làm hàng thủ công mỹ nghệ nhanh nhất, đẹp nhất như se chỉ, làm thảm xơ dừa, đan
giỏ bằng cọng dừa… Hoạt động này là một nét văn hóa đặc sắc, một điểm nhấn thể
hiện nét tài hoa của người Bến Tre trong môi trường “rừng dừa”, vùng đất còn có
tên gọi là “ba đảo dừa xanh”.
Quý khách vui lòng liên hệ Vngoods. Chúng tôi chuyên cung cấp sỉ & lẻ
Thị
xã Hội An nằm bên bờ sông Thu Bồn. Nơi đây xưa kia đã có một thời nổi tiếng
với tên gọi Faifoo mà các thương nhân Nhật Bản, Trung Quốc, Bồ Ðào Nha,
Italia v.v.. đã biết đến từ thế kỷ 16, 17. Từ thời đó, thương cảng Hội An đã
thịnh vượng, là trung tâm buôn bán lớn của vùng Đông Nam Á, một trong những
trạm đỗ chính của thương thuyền vùng Viễn Ðông.
Thị xã có những dãy
phố cổ gần như nguyên vẹn, đó là loại nhà hình ống xuyên suốt từ phố nọ sang
phố kia. Trong đó có một dãy phố nằm sát ngay bờ sông Hội An. Nhà ở đây toàn
bằng gỗ quý, trong nhà treo hoành phi, câu đối, cột nhà trạm trổ hoa văn rất
cầu kỳ... Hội An là một bảo tàng sống, khu phố cổ đã được UNESCO công nhận
là Di sản văn hoá thế giới.
HOA ÐĂNG PHỐ CỔ
Thương cảng Hội An với tên gọi xưa kia là cảng Ðại Chiêm được hình thành
khi những thương gia nước ngoài, nhất là người Nhật Bản và người Trung
Quốc từng bước thiết lập cơ ngơi để sinh sống cũng như buôn bán lâu dài.
Khung cảnh và ánh sáng kỳ ảo trong khu phố cổ quyện với giọng ca Bài
Chòi, Hò Khoan, Giã Gạo...vẳng lên từ con thuyền đậu dưới bến sông, dưới
mái hiên, nơi đầu phố ...
Thị xã nhỏ bé nằm trên
đất Quảng Nam này từng là nơi chứng kiến hai cuộc giao thoa văn hoá lớn
trong lịch sử dân tộc Việt: Lần thứ nhất cách đây hơn 5 thế kỷ, khi nước đại
Việt tiến về phương Nam mở mang bờ cõi, và lần thứ hai cách đây hai thế kỷ,
khi người phương tây theo các chiến thuyền và thương thuyền đặt chân lên
mảnh đất này với ý đồ truyền bá và thôn tính. Cả hai sự kiện lớn đó đều kéo
theo tương tác văn hoá lớn lao và nền văn hóa Việt đã vượt qua thử thách
đồng hoá để tự cải biến và tồn tại cùng thời cuộc. Giờ đây, du khách tới Hội
An, ngoài việc khám phá sự bình dị chân thật trong tâm hồn người dân phố
Hội, sẽ mất nhiều thời gian chiêm ngưỡng vẻ đẹp cổ kính và tĩnh lặng của các
mái ngói phủ rêu xanh mướt và nét chạm trổ tinh vi trong những căn nhà gỗ đã
tồn tại từ hơn ba trăm vòng quay xuân hạ thu đông.
Bước chân vào khu phố
cổ, du khách sẽ ngỡ ngàng trước một thế giới biệt lập, tách khỏi mọi dòng
chẩy và sức phá huỷ của thời gian. Không có tiếng động cơ gầm rú cũng chẳng
có những thương hiệu rực rỡ đèn mầu. Tất cả đã lùi xa sau lưng, cả không
gian và thời gian đều lắng đọng trong những nếp nhà gỗ cổ xưa. Cầu chùa, dẫy
nhà cổ hai tằng quay lưng phía bến sông Hoài, Hội quán Quảng Ðông, Phúc
Kiến... đang lặng lẽ tồn tại để con người hoài niệm về một thời quá
khứ. Ðặc biệt, khu phỗ cổ mạng một vẻ lãng mạng, sâu lắng và bình yên dưới
ánh đèn lồng huyền ảo mỗi đêm 14 âm lịch hàng tháng. Xưa kia, nếu như người
Việt quen dùng đĩa đèn dầu lạc, thì người Nhật Bản và Trung Hoa đã đưa tới
Hội An thói quen sử dụng đèn lồng.
Sáng kiến khôi phục
việc thắp đèn lồng thay cho ánh sáng điện từ mùa thu năm1998 đã mang lại
hiệu quả không ngờ ngay từ buổi đầu tiên. Vào mỗi đêm 14 âm lịch, mọi sinh
hoạt của thị xã bình yên này được quay trở về với tập quán của hơn 300 năm
trước, và khu phố cổ nằm trong giới hạn của bốn con đường Trần Phú, Nguyễn
Thái Học, Lê Lợi, Bạch Ðằng đã hàng loạt tắt đèn và treo trước hiên nhà
những ngọn đèn lồng huyền ảo.
Dù toả sáng nhờ ngọn
điện thông thường, song ánh sáng của đèn lồng mờ dịu và phảnh phất dấu ấn
của thời gian xưa cũ. Những chiếc đèn tròn, lục lăng theo phong cách Trung
Hoa treo dưới mái hiên và hai bên cửa ra vào, đèn quả trám hoặc ống dài kiểu
Nhật Bản phất giấy trắng lơ lửng dọc theo hàng cột, đèn trụ vuông, đèn quả
trám to nhỏ các cỡ... tất cả đã tạo lên một thế giới lung linh, huyền ảo.
Trong đêm hoa đăng, phố cổ đã tự nguyện ngừng sử dụng các thiết bị điện như
TV, đèn đường, đèn neon... nhưng người dân Hội An không thấy đó là điều bất
tiên cho cuộc sống của mình.
Cường độ ánh sáng giảm
đi, song chất men say của thị xã lãng mạn đã bốc mạnh trong mỗi con người
khi đi qua phố cổ.
Trong ngôi nhà cổ rêu
phong, bóng người phụ nữ áo dài thời trước cặm cụi làm việc dưới ánh đèn
lồng được tạo thành từ chiếc nơm cá giản dị, bên vỉa hè, hai người già râu
tóc bạc phơ đang chìm đắm vào suy nghĩ với ván cờ tướng thắp sáng bởi ngọn
nến lung linh... Dường như con người đang được sống với dĩ vãng khi mà những
phiền toái của cuộc sống hiện tại chưa hiện hữu.
Trong bầu không khí cổ
tích đó, hãy kiểm nghiệm sự hiện hưu bằng việc nếm một vài món ăn phong vị
xứ Quảng như bánh Bo, bánh Vạc, Cao lầu tại các nhà hàng còn giữ nguyên hình
ảnh đầu thế kỷ. Tại tiệm ăn FaiFo trên đường Trân Phú, những chiếc đèn lồng
nhỏ xíu hình dáng cổ điển chiếu một nguồn ánh sáng vàng ấm áp, hoà điệu cùng
cặp đèn lớn có dán lời cầu ước chữ Hán theo phong tục cổ xưa trước mái hiên.
Ðộc đáo hơn là cách bài trí của tiệm cafe có tên "Treated". Tại đây, người
chủ đã khoét thủng trần gỗ và lồng vào những chiếc rá tre vo gạo bình dị.
Hàng lỗ thủng đều đặn của rá tre đã tạo ra một nguồn ánh sáng ngộ nghĩnh và
độc đáo. Có phải người chủ nào cũng đủ cam đảm khoét thủng trần gỗ của nhà
mình ra ?
Hiện diện trên phố Hội
An là vô số các cửa hàng bầy bán các loại đèn lồng làm kỷ niệm. Tuỳ theo
chất liệu vải bọc ngoài mà ngọn đèn đưa tới những loại ánh sáng khác nhau.
Ðó có thể là mầu đỏ may mắn, mầu vàng tươi vui, mầu gấm huyết diụ kiêu sa
hay sắc xanh lãnh lẽo. Tuy nhiên khó so sánh được với những chiếc đèn lồng
có tuổi hàng thế kỷ đang được các gia đình sinh sống lâu đời ở đây gìn giữ
và chỉ chưng ra trong đêm hội hoa đăng. Những ngọn đèn này được chế tác từ
gỗ quý, chạm trổ cầu kỳ và trên mỗi tấm kính là một tác phẩm hội hoạ thật
sự. Các tích truyện cổ nổi tiếng được nghệ nhân xưa vẽ trên kính, sinh động
và hoàn hảo như một bức tranh đắt giá. Mỗi khi ngọn nến bên trong toả sáng,
cảnh mây trắng, trời xanh hoặc nước biếc sẽ liên tục quay tròn, hắt bóng các
chi tiết lên mặt kính.
Khung cảnh và ánh sáng
kỳ ảo trong khu phố cổ quyện với giọng ca bài chòi, hò khoan, giã gạo...
vẳng lên từ con thuyền đậy dưới bến sông, dưới mái hiên, nơi đầu phố... tạo
ra sức cuốn hút kỳ lạ đối với du khách.
Không quá trang nghiêm như Cố Ðô
Huế, không quá sôi động như chợ Lớn, nét cổ truyền nơi đây mang một vẻ thuần
khiết, thu hút những tâm hồn ưa chuộng lãng mạn của những ngày xa xưa.
Búp
bê đan len của 54 dân tộc Việt Nam, thể hiện trang phục đa dang của các
dân tộc trên lãnh thổ Việt Nam, với những màu sắc đa dang của chất liệu
len tô điểm lên từng bộ trang phục sẽ là món quà lưu niệm ý nghĩa cho quý khách đến Việt nam.
Quý khách có nhu cầu xin vui lòng liên hệ vói Vngoods