Main » 2009»November»4 » CỔ PHIẾU THƯỞNG: "LẤY CỦA MÌNH THƯỞNG CHO... MÌNH"
CỔ PHIẾU THƯỞNG: "LẤY CỦA MÌNH THƯỞNG CHO... MÌNH"
12:55 PM
Sau một thời gian dài trầm lắng, làn sóng chia cổ phiếu thưởng lại xuất hiện trở lại trên thị trường chứng khoán.
Nhiều nhà đầu tư - dù trước đó đã thua lỗ đến sạt nghiệp - vẫn đua theo trào lưu và quên luôn bài học “vỡ lòng” về đầu tư đó.
Các
doanh nghiệp khi chọn hình thức chia thưởng cổ phiếu có muôn vàn lý do.
Có doanh nghiệp chia thưởng trong năm 2009 nhằm hỗ trợ cổ đông không
phải chịu thuế thu nhập cá nhân. Nhưng cũng có những doanh nghiệp chọn
hình thức này để tăng vốn điều lệ, từ đó tăng năng lực tài chính và có
cơ hội tiếp cận khoản vay lớn hơn để thực hiện các dự án lớn...
Còn
về phía thị trường, nhất là trong giai đoạn thị trường khởi sắc, thông
tin chia thưởng cổ phiếu được xem như một lực đỡ quan trọng cho giá
chứng khoán tăng hàng ngày.
Đối
với những cổ phiếu có thị giá cao, việc chia tách sẽ gia tăng tính
thanh khoản do giá cổ phiếu đã được điều chỉnh giảm theo tỷ lệ chia
thưởng. Những nhà đầu tư ít vốn sẽ có cơ hội đầu tư khi có cảm giác cổ
phiếu đã rẻ đi. Việc cho phép nhiều nhà đầu tư có mức tiền vừa phải sẽ
tham gia nhiều hơn, làm tăng cầu chứng khoán và khi cầu chứng khoán
tăng sẽ tác động làm tăng giá chứng khoán.
“Trong
chừng mực nào đó, việc phát hành cổ phiếu thưởng giống như doanh nghiệp
chia nhỏ cổ phần để giá mỗi cổ phiếu sau khi chia nhỏ sẽ giảm xuống,
tạo tính thanh khoản trên thị trường. Thưởng cổ phiếu là một nghiệp vụ
làm tăng số lượng cổ phiếu, chứ không làm gia tăng giá trị vốn cổ phần.
Nói cách
khác, về phương diện hạch toán kế toán, đó chẳng qua là một bút toán
chuyển từ tài khoản thặng dư vốn - capital surplus (có công ty lấy từ
quỹ đầu tư phát triển) sang vốn điều lệ (capital stock - tính trên mệnh
giá) của bảng cân đối kế toán một công ty. Như vậy, việc tăng giá từ
thông tin này cũng chỉ dừng lại ở một mức độ hợp lý nhờ tính thanh
khoản của cổ phiếu cao hơn trước”, một chuyên gia chứng khoán cho biết.
Dễ gây hiểu lầm
Theo
ông Lưu Trung Dũng, sáng lập viên Công ty Cổ phần Đào tạo và Tư vấn đầu
tư (DoBF), khái niệm “cổ phiếu thưởng” bấy lâu cũng đã gây hiểu lầm đối
với nhiều người ngay cả trong giới đầu tư. Tuy nhiên, về lâu về dài
cũng nên có một khái niệm thích hợp hơn để gọi số cổ phiếu này.
Khi
thưởng cổ phiếu cho cổ đông, doanh nghiệp thường sử dụng dùng nguồn
hình thành từ vốn thặng dư (số tiền chênh lệch giữa giá bán và mệnh giá
khi doanh nghiệp phát hành cổ phiếu tăng vốn điều lệ) và lợi nhuận tích
lũy lại qua các năm (giống như khi trả cổ tức bằng cổ phiếu) để chuyển
thành vốn điều lệ. Số lượng cổ phiếu của doanh nghiệp tăng lên đồng
nghĩa với việc vốn điều lệ tăng lên nhưng giá trị của doanh nghiệp vẫn
giữ nguyên bởi nguồn thặng dư vốn và lợi nhuận giữ lại bị giảm đi tương
ứng.
Điều đó
cho thấy rằng, giá trị tài sản của mỗi cổ đông cũng không hề tăng lên,
mặc dù số lượng cổ phiếu trong tài khoản của mình tăng lên. Việc doanh
nghiệp công bố thưởng cổ phiếu cho cổ đông chính là dùng tài sản của cổ
đông thưởng cho chính các cổ đông đó. Mà doanh nghiệp là của các cổ
đông. Nên, nhìn từ góc độ cổ đông thì đó là việc “tự thưởng”, bớt một
phần tài sản của mình để thưởng lại cho mình.
Vì
lẽ đó, nên ngay sau ngày chốt danh sách để nhận cổ phiếu thưởng, sở
giao dịch chứng khoán luôn điều chỉnh giá tham chiếu của cổ phiếu giảm
tương ứng để giá trị tài sản mà nhà đầu tư có trước và ngay sau thời
điểm chốt danh sách nhận thưởng không hề thay đổi.
Ông
Dũng cũng đưa ra một ví dụ cụ thể như: doanh nghiệp thông báo thưởng cổ
phiếu cho cổ đông với tỷ lệ 1:1, cổ đông sở hữu 1 cổ phiếu được thưởng
thêm 1 cổ phiếu. Giá cổ phiếu tại ngày giao dịch chốt quyền nhận thưởng
là 20.000 đồng/cổ phiếu. Vào ngày giao dịch hôm sau, giá tham chiếu của
cổ phiếu không phải là 20.000 đồng mà sẽ được sở/trung tâm giao dịch
điều chỉnh xuống còn 10.000 đồng/cổ phiếu.
“Việc
này được hình dung như cắt một cái bánh làm đôi, giữ phần bên trái và
cầm phần bên phải lên, rồi đặt lại chính vị trí cũ”, ông Dũng nói.
Nên lưu ý điều gì?
Cuối
tháng 10 vừa qua, Hiệp hội Các nhà đầu tư tài chính (VAFI) đã công bố
một bản báo cáo đánh giá các tác động của việc chia cổ phiếu thưởng
hiện nay trên thị trường. Theo VAFI, khi hội đồng quản trị quyết định
tăng vốn điều lệ bằng hình thức trả cổ tức bằng cổ phiếu hay chia cổ
phiếu thưởng thì doanh nghiệp đó phải thực sự còn nhiều tiềm năng phát
triển ở những ngành nghề kinh doanh cốt lõi.
Ngoài
ra, việc chia cổ phiếu thưởng hay trả cổ tức bằng cổ phiếu như là một
cách để doanh nghiệp tránh bị “nhòm ngó” và mang tiếng trả cổ tức tiền
mặt cực kỳ cao. Theo thống kê của VAFI, đối với những loại cổ phiếu
tăng trưởng liên tục, nếu doanh nghiệp không thực hiện tăng vốn điều lệ
theo hình thức trả cổ phiếu thưởng hay trả cổ tức bằng cổ phiếu thì tỷ
lệ trả cổ tức bằng tiền mặt có thể sẽ lên tới 500%, thậm chí là 1.000%,
2.000%...
“Trên
thực tế chúng ta ít gặp những mức chia cổ tức này tại các công ty đại
chúng, nếu doanh nghiệp nào thực hiện thì sẽ bị nổi tiếng ngay, đi cùng
với sự “nổi tiếng”, có thể kèm theo sự chú ý và phiền toái”, đại diện
VAFI giải thích thêm.
Bên
cạnh đó, theo VAFI vẫn có những doanh nghiệp lợi dụng việc chia thưởng
cổ phiếu để làm giá. Trong những trường hợp đó, nhà đầu tư phải hết sức
lưu ý bởi doanh nghiệp khó có thể tiếp tục tăng trưởng trong tương lai
hoặc tỷ lệ tăng trưởng hàng năm thấp do điều kiện khách quan hoặc do
trình độ quản trị doanh nghiệp như: doanh thu lợi nhuận không tăng hoặc
tăng ở tỷ lệ thấp, đồng thời khó có khả năng tăng tỷ lệ trả cổ tức bằng
tiền mặt hoặc khoản lợi nhuận dành trả cổ tức bằng tiền mặt có thể thấp
hơn so với trước khi thực hiện.
Hoặc
có những trường hợp, sau khi tăng vốn điều lệ thì gặp khó khăn trong
kinh doanh, hoặc đã gặp khó khăn trong kinh doanh nhưng vẫn tăng vốn
điều lệ bằng hình thức chia tách để nhằm đẩy giá cổ phiếu lên, phục vụ
lợi ích cho cổ đông nội bộ.
Đây
cũng là một thực tế đã xảy ra tại một số doanh nghiệp niêm yết trong
thời gian qua. Sau khi tăng vốn điều lệ thì lợi nhuận doanh nghiệp giảm
đi, thậm chí thua lỗ nặng, có một số trường hợp thua lỗ nặng, làm giảm
vốn điều lệ do doanh nghiệp đã sử dụng hết các khoản thặng dư vốn và
lợi nhuận để lại để tăng vốn điều lệ. Hoặc sau một thời gian làm các
động tác chia tách, lợi nhuận của doanh nghiệp ngày càng giảm, khiến
cho tỷ suất lợi nhuận trên vốn điều lệ mới rất thấp, đi kèm với đó là
mức chia cổ tức trên vốn điều lệ mới rất thấp...
Vậy
nhà đầu tư nên chú ý điều gì? Theo khuyến nghị của VAFI, nhà đầu tư nên
xem xét giá thị trường của cổ phiếu chuẩn bị chia tách trong tương quan
thị trường và tính toán lợi nhuận tương lai của doanh nghiệp để xác
định chỉ số P/E, EPS... Nếu các chỉ số tài chính hiện tại và tương lai
là cao thì không nên mua.