...

Đăng nhập

Vngoods

Ảnh

Tìm kiếm

Add to Google

Thị trường CK

Lịch

«  October 2009  »
SuMoTuWeThFrSa
    123
45678910
11121314151617
18192021222324
25262728293031

Đánh giá

Rate my site
Total of answers: 3

Hệ mặt trời

Truy cập


Total online: 1
Guests: 1
Users: 0
Main » 2009 » October » 15

Việc lạm phát tăng mạnh sẽ khó xảy ra trong năm 2009, tuy nhiên rủi ro này sẽ gia tăng vào năm 2010.

TTCK đang trên đà phục hồi mạnh mẽ, nhưng sự ổn định của nó còn phụ thuộc vào sự hồi phục chung của nền kinh tế. Công ty Chứng khoán Sài Gòn - Hà Nội (SHS) vừa đưa một số phân tích với chủ đề: “Việt Nam - Những thách trên đường phục hồi”, trong đó phân tích những về các vấn đề lớn mà nền kinh tế sẽ vượt qua trên đà hồi phục kinh tế.

Thách thức 1: Vấn đề thâm hụt thương mại

SHS cho rằng, Việt Nam kiểm soát được thâm hụt thương mại trong năm 2009, 2010 và giữ ổn định tỷ giá VND/USD theo hướng giảm giá dần đồng VND trong biên độ cho phép (5-7%). Vì vậy, rủi ro về phá giá và khủng hoảng tiền tệ, khủng hoảng cán cân thanh toán là không lớn trong năm 2009. Điều này dựa trên các yếu tố sau:

1. Hàng hóa có tỷ trọng nhập khẩu lớn như phôi thép, phân bón, dầu và các sản phẩm dầu, lúa mì... đã giảm giá đáng kể so với năm 2008.

2. Một số chính sách hỗ trợ xuất khẩu như hỗ trợ lãi suất, xúc tiến thương mại... và biện pháp hạn chế nhập khẩu như tăng thuế, sử dụng hàng rào kỹ thuật, dùng hạn ngạch, ưu tiên bán ngoại tệ cho nhóm ngành cần thiết…có tác dụng thu hẹp khoảng cách xuất, nhập khẩu.

3. Có thể sử dụng biện pháp kết hối, yêu cầu các doanh nghiệp xuất khẩu phải bán lại cho ngân hàng thương mại.

4. Phát hành thêm trái phiếu ngoại tệ ở trong nước. Các đợt phát hành trái phiếu ngoại tệ gần đây khá thành công là tín hiệu tốt để cân đối cung cầu ngoại tệ trong nước.

5. Thực hiện hoán đổi ngoại tệ giữa ngân hàng thương mại và Ngân hàng Nhà nước.

6. Thị trường tự do đang được kiểm soát khá tốt, các đợt biến động tỷ giá không quá lớn và theo khá sát tỷ giá chính thức.

7. Có thể được hỗ trợ từ các tổ chức quốc tế như IMF, vay ODA, vay nước ngoài (các nước ASEAN có quỹ hỗ trợ chống khủng hoảng tiền tệ và nhiều quốc gia có thặng dư USD cùng với xu hướng USD giảm giá nên khả năng vay được là rất cao).

8. Vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài (hot money) có xu hướng chảy vào các thị trường mới nổi nhằm tận dụng chênh lệch lãi suất và thị trường cổ phiếu hỗ trợ giảm bớt áp lực tỷ giá.

9. Giá hàng hóa xuất khẩu như: cao su, dầu mỏ, cà phê... tăng giá tương đối so với Q1 hỗ trợ thêm cho nguồn thu ngoại tệ.

10. Nguồn vốn FDI chững lại so với năm 2007, nhu cầu nhập khẩu để đầu tư tài sản cố định chưa hoàn toàn hồi phục.

Vì vậy, SHS cho rằng, thâm hụt thương mại của Việt Nam sẽ không vượt quá 10 tỷ USD trong năm 2009, tỷ giá dao động ở mức biên độ 5%-6% là ngưỡng khá an toàn cho môi trường kinh doanh và đầu tư.

Thách thức 2: Lạm phát kỳ vọng

Chúng tôi cho rằng, lạm phát của nền kinh tế phụ thuộc vào các yếu tố chính sau: diễn biến giá cả thế giới, chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa.

Việt Nam có độ mở xếp thứ năm thế giới (sau Singapore, Hồng Kông, Malaysia, Bỉ) với kim ngạch xuất nhập khẩu chiếm tới xấp xỉ 160% GDP, vì vậy, lạm phát nhập khẩu có vai trò quan trọng trong chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Việt Nam.

Giá dầu tuy đã tăng lên gần 100% vào quý II/2009 so với đầu năm nhưng nhiều khả năng duy trì ở mức 60 – 70 USD/thùng trong năm 2009 do nhu cầu giảm sút và đà hồi phục của nền kinh tế thế giới cần thời gian từ 1- 2 năm.

Giá hàng hóa và nguyên liệu cơ bản tuy tăng so với đầu năm nhưng còn ở mức thấp so với năm 2008 và dự đoán có thể sẽ còn giảm do nhu cầu yếu trong nửa cuối năm 2009. Như vậy, giá cả thế giới theo chúng tôi chưa phải là áp lực lớn cho lạm phát trong năm 2009.

Lợi suất trái phiếu kỳ hạn một năm khoảng 9,3% (giá thấp nhất của đợt đấu thầu trái phiếu chính phủ thời hạn hai năm ở quanh mức 9%), mức lãi suất này ít nhất phải bù đắp được cho lạm phát để đảm bảo lãi suất thực dương.

Lãi suất huy động tại các ngân hàng cũng tăng lên ở các kỳ hạn dài. Đây là dấu hiệu cho thấy lạm phát kỳ vọng của dân cư đã cao hơn. Theo chúng tôi, tác động của chính sách tiền tệ nới lỏng để đối phó khủng hoảng sẽ rõ hơn vào năm 2010 và thể hiện cụ thể trước áp lực lạm phát.

Thu ngân sách Nhà nước dự toán 2009 khoảng 390.000 tỷ đồng, tức là bản thân thu dự toán giảm 9.000 tỷ đồng so với năm ngoái. Theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới (WB), thâm hụt ngân sách của Việt Nam 2009 có thể lên tới 8,3% so với 4,5% của năm 2008. Do sức ép của 143.000 tỷ đồng kích cầu lên ngân sách chiếm 8,7% GDP trong năm 2009, Việt Nam sẽ gặp khó khăn trong triển khai những gói kích cầu mới quy mô lớn.

Xét trong cả năm 2009 và dựa vào tác động của các nhóm yếu tố, chúng tôi đánh giá, CPI sẽ tiếp tục tăng và mức tăng về cuối năm, nhưng vẫn ở dưới 1%/tháng do lượng cung tiền tuy tăng nhưng không tập trung vào một thời điểm như năm 2007.

Nguy cơ lạm phát trở lại mốc cao sẽ bộc lộ rõ hơn vào năm 2010 sau khi chính sách tiền tệ, tài khóa đã phát huy mạnh mẽ vào nền kinh tế.

Một mặt khác, đợt suy thoái kinh tế toàn cầu sẽ cần một thời gian để hồi phục. Vì vậy, chúng tôi cho rằng, việc lạm phát tăng mạnh sẽ khó xảy ra trong năm 2009, tuy nhiên rủi ro này sẽ gia tăng vào năm 2010.

Theo Chứng khoán Sài Gòn - Hà Nội
ĐẦU TƯ

Views: 750 | Added by: vngoods | Date: 2009-10-15 | Comments (0)