...

Đăng nhập

Vngoods

Ảnh

Tìm kiếm

Add to Google

Thị trường CK

Lịch

«  July 2009  »
SuMoTuWeThFrSa
   1234
567891011
12131415161718
19202122232425
262728293031

Đánh giá

Rate my site
Total of answers: 3

Hệ mặt trời

Truy cập


Total online: 2
Guests: 2
Users: 0
Main » 2009 » July » 5 » CHIẾN THUẬT LÁCH "QUY ĐỊNH T +3" TRONG GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN
CHIẾN THUẬT LÁCH "QUY ĐỊNH T +3" TRONG GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN
12:29 PM

Thời gian gần đây, TTCK biến động rất nhanh giữa các đợt khớp lệnh, có thể tăng trần đợt 1 và giảm sàn đợt 3, tương đương biên độ dao động giá đến 20% trên sàn HN hoặc 10% trên sàn TPHCM.

Nếu nhà đầu tư (NĐT) có thể mua và bán ngay lập tức CP trong cùng một phiên hay mua hôm trước, bán hôm sau thì cơ hội kiếm lợi nhuận trong khoảng thời gian ngắn là rất lớn.

Chiến thuật chia nhỏ

Cách này, NĐT có thể thực hiện một mình. NĐT chia số tiền thành nhiều phần mua/bán cùng một loại CP. Giả sử NĐT đang có 500 REE, và CP này đang giảm. Nếu dự đoán ngày tiếp theo CP sẽ tăng giá thì hôm nay, NĐT có thể mua vào đúng 500 REE.


Hiện tại, phương thức thanh toán là chu kỳ T+3, tức sau khi thực hiện giao dịch 3 ngày làm việc thì tiền hay CP mới về tài khoản. Do tiền mặt hay CP được hạch toán vào buổi chiều sau khi kết thúc phiên giao dịch, nên thực chất NĐT chỉ có thể mua/bán vào ngày hôm sau (T+4).

Hiện quy định cấm mua và bán một loại CP ở cùng một tài khoản trong cùng một ngày. Các CTCK cũng mới cung cấp dịch vụ ứng trước tiền bán, chứ chưa ứng trước CP do luật chưa cho phép nghiệp vụ bán khống.


Ngày hôm sau REE tăng giá thì NĐT thực hiện lệnh bán 500 REE có sẵn trong tài khoản. Vậy số CP trong tài khoản vẫn là 500 REE, nhưng số tiền mặt tăng lên là phần chênh lệch giữa giá lên và giá mua hôm trước.

NĐT có thể chia số tiền thành 3 hay 4 phần đúng cho đủ chu kỳ T+3. Chiến thuật này chỉ cho phép NĐT thực hiện với thời gian từ T+1. NĐT có thể giảm xuống với T+0 nếu sử dụng thêm một tài khoản ủy quyền.

Chiến thuật mua bán theo nhóm

Chiến thuật có thể cho phép NĐT thực hiện giao dịch với T+0 nhờ lập một nhóm người để mua/bán cùng một loại CP. Giả sử một NĐT mua CP ở đợt khớp lệnh thứ nhất, với giá sàn hay ở một mức giá nào đó. Sang đợt khớp lệnh thứ hai hay thứ ba, giá CP đó tăng, NĐT có thể vay CP từ tài khoản của một người trong nhóm để thực hiện lệnh bán.

Tất nhiên lệnh bán này được người mà tài khoản có CP đó thực hiện. Điều này cho phép NĐT không vi phạm việc cấm mua/bán một loại CP trong cùng một ngày và giảm chu kỳ mua bán xuống đến T+0.

Kể cả khi NĐT chưa mua CP đó, nhưng dự đoán ngày hôm sau, hay đợt khớp lệnh sau giá giảm thì có thể vay một lượng CP nhất định của một người trong nhóm để bán và sẽ mua trả lại vào đợt khớp lệnh hôm sau hay ngày hôm sau...

Chiến thuật này ưu điểm hơn chiến thuật chia nhỏ, vì NĐT không phải chia nhỏ khoản tiền đầu tư của mình nhờ tận dụng được vốn của những người trong nhóm. Bản chất đây cũng giống như nghiệp vụ bán khống.

Tất nhiên NĐT cũng cần phải so sánh với chi phí giao dịch, nếu sau khi trừ đi chi phí giao dịch mà họ vẫn còn lợi nhuận thì họ có thể thực hiện các giao dịch áp dụng hai chiến thuật này. Hai chiến thuật này đã được áp dụng trong thời gian vừa qua và rất hiệu quả khi thị trường biến động thất thường, hay đang trong chu kỳ điều chỉnh giảm và không biết sẽ đảo chiều khi nào.


Theo Ngọc Việt
Báo Lao động

Views: 802 | Added by: vngoods | Rating: 0.0/0 |
Total comments: 0
Name *:
Email *:
Code *: