...

Đăng nhập

Vngoods

Ảnh

Tìm kiếm

Add to Google

Thị trường CK

Lịch

«  July 2009  »
SuMoTuWeThFrSa
   1234
567891011
12131415161718
19202122232425
262728293031

Đánh giá

Rate my site
Total of answers: 3

Hệ mặt trời

Truy cập


Total online: 1
Guests: 1
Users: 0
Main » 2009 » July » 05

Thời gian gần đây, TTCK biến động rất nhanh giữa các đợt khớp lệnh, có thể tăng trần đợt 1 và giảm sàn đợt 3, tương đương biên độ dao động giá đến 20% trên sàn HN hoặc 10% trên sàn TPHCM.

Nếu nhà đầu tư (NĐT) có thể mua và bán ngay lập tức CP trong cùng một phiên hay mua hôm trước, bán hôm sau thì cơ hội kiếm lợi nhuận trong khoảng thời gian ngắn là rất lớn.

Chiến thuật chia nhỏ

Cách này, NĐT có thể thực hiện một mình. NĐT chia số tiền thành nhiều phần mua/bán cùng một loại CP. Giả sử NĐT đang có 500 REE, và CP này đang giảm. Nếu dự đoán ngày tiếp theo CP sẽ tăng giá thì hôm nay, NĐT có thể mua vào đúng 500 REE.


Hiện tại, phương thức thanh toán là chu kỳ T+3, tức sau khi thực hiện giao dịch 3 ngày làm việc thì tiền hay CP mới về tài khoản. Do tiền mặt hay CP được hạch toán vào buổi chiều sau khi kết thúc phiên giao dịch, nên thực chất NĐT chỉ có thể mua/bán vào ngày hôm sau (T+4).

Hiện quy định cấm mua và bán một loại CP ở cùng một tài khoản trong cùng một ngày. Các CTCK cũng mới cung cấp dịch vụ ứng trước tiền bán, chứ chưa ứng trước CP do luật chưa cho phép nghiệp vụ bán khống.


Ngày hôm sau REE tăng giá thì NĐT thực hiện lệnh bán 500 REE có sẵn trong tài khoản. Vậy số CP trong tài khoản vẫn là 500 REE, nhưng số tiền mặt tăng lên là phần chênh lệch giữa giá lên và giá mua hôm trước.

NĐT có thể chia số tiền thành 3 hay 4 phần đúng cho đủ chu kỳ T+3. Chiến thuật này chỉ cho phép NĐT thực hiện với thời gian từ T+1. NĐT có thể giảm xuống với T+0 nếu sử dụng thêm một tài khoản ủy quyền.

Chiến thuật mua bán theo nhóm

Chiến thuật có thể cho phép NĐT thực hiện giao dịch với T+0 nhờ lập một nhóm người để mua/bán cùng một loại CP. Giả sử một NĐT mua CP ở đợt khớp lệnh thứ nhất, với giá sàn hay ở một mức giá nào đó. Sang đợt khớp lệnh thứ hai hay thứ ba, giá CP đó tăng, NĐT có thể vay CP từ tài khoản của một người trong nhóm để thực hiện lệnh bán.

Tất nhiên lệnh bán này được người mà tài khoản có CP đó thực hiện. Điều này cho phép NĐT không vi phạm việc cấm mua/bán một loại CP trong cùng một ngày và giảm chu kỳ mua bán xuống đến T+0.

Kể cả khi NĐT chưa mua CP đó, nhưng dự đoán ngày hôm sau, hay đợt khớp lệnh sau giá giảm thì có thể vay một lượng CP nhất định của một người trong nhóm để bán và sẽ mua trả lại vào đợt khớp lệnh hôm sau hay ngày hôm sau...

Chiến thuật này ưu điểm hơn chiến thuật chia nhỏ, vì NĐT không phải chia nhỏ khoản tiền đầu tư của mình nhờ tận dụng được vốn của những người trong nhóm. Bản chất đây cũng giống như nghiệp vụ bán khống.

Tất nhiên NĐT cũng cần phải so sánh với chi phí giao dịch, nếu sau khi trừ đi chi phí giao dịch mà họ vẫn còn lợi nhuận thì họ có thể thực hiện các giao dịch áp dụng hai chiến thuật này. Hai chiến thuật này đã được áp dụng trong thời gian vừa qua và rất hiệu quả khi thị trường biến động thất thường, hay đang trong chu kỳ điều chỉnh giảm và không biết sẽ đảo chiều khi nào.


Theo Ngọc Việt
Báo Lao động

Views: 802 | Added by: vngoods | Date: 2009-07-05 | Comments (0)

EPS; P/E - Các công cụ hữu hiệu xác định giá cổ phiếu và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp

Chỉ số P/E là bao nhiêu thì hình thành cuộc chơi? Chấp nhận P/E cao, rủi ro có thể lớn do mua giá cao hơn so với lợi nhuận công ty đạt được. Hoặc mức độ thể rủi ro sẽ thấp, vì khi đó công ty trở nên có giá và đang phát triển ổn định .

Nội dung câu hỏi: P/E và EPS là gì? Các chỉ số này có vai trò gì trong quá trình phân tích, đánh giá một mã chứng khoán? Xin cho biết cách xác định từng thành phần cấu tạo nên các chỉ số trên? (Nguyễn Mạnh Quân)

Chỉ số EPS (Earning Per Share) là lợi nhuận (thu nhập) trên mỗi cổ phiếu. Đây là phần lợi nhuận mà công ty phân bổ cho mỗi cổ phần thông thường đang được lưu hành trên thị trường. EPS được sử dụng như một chỉ số thể hiện khả năng kiếm lợi nhuận của doanh nghiệp, được tính bởi công thức: EPS = (Thu nhập ròng - cổ tức cổ phiếu ưu đãi) / lượng cổ phiếu bình quân đang lưu thông.


Hai doanh nghiệp có thể có cùng tỷ lệ EPS nhưng một trong hai có thể có ít cổ phần hơn tức là doanh nghiệp này sử dụng vốn hiệu quả hơn. Nếu như các yếu tố khác là cân bằng thì rõ ràng doanh nghiệp này tốt hơn doanh nghiệp còn lại. Vì doanh nghiệp có thể lợi dụng các kỹ thuật tính toán để đưa ra con số EPS hấp dẫn nên các nhà đầu tư cũng cần hiểu rõ cách tính của từng doanh nghiệp để đảm bảo "chất lượng" của tỉ lệ này. Tốt hơn hết là không nên dựa vào một thước đo tài chính duy nhất mà nên kết hợp với các bản phân tích tài chính và các chỉ số khác.


EPS thường được coi là biến số quan trọng duy nhất trong việc tính toán giá cổ phiếu. Đây cũng chính là bộ phận chủ yếu cấu thành nên tỉ lệ P/E (hệ số giá trên thu nhập). Hệ số (P/E) là một trong những chỉ số phân tích quan trọng trong quyết định đầu tư chứng khoán của nhà đầu tư. Thu nhập từ cổ phiếu sẽ có ảnh hưởng quyết định đến giá thị trường của cổ phiếu đó.


Hệ số P/E đo lường mối quan hệ giữa giá thị trường (Market Price - P) và thu nhập của mỗi cổ phiếu (Earning Per Share - EPS) và được tính như sau: P/E = P/EPS


Trong đó giá thị trường P của cổ phiếu là giá mà tại đó cổ phiếu đang được mua bán ở thời điểm hiện tại; thu nhập của mỗi cổ phiếu EPS là phần lợi nhuận ròng sau thuế mà công ty chia cho các cổ đông thường trong năm tài chính gần nhất.


P/E cho thấy giá cổ phiếu hiện tại cao hơn thu nhập từ cổ phiếu đó bao nhiêu lần, hay nhà đầu tư phải trả giá cho một đồng thu nhập bao nhiêu. Nếu hệ số P/E cao thì điều đó có nghĩa là người đầu tư dự kiến tốc độ tăng cổ tức cao trong tương lai; cổ phiếu có rủi ro thấp nên người đầu tư thoả mãn với tỷ suất vốn hoá thị trường thấp; dự đoán công ty có tốc độ tăng trưởng trung bình và sẽ trả cổ tức cao.


Hệ số P/E rất có ích cho việc định giá cổ phiếu. Giả sử người đầu tư có cổ phiếu ABC không được giao dịch sôi động trên thị trường, vậy cổ phiếu đó có giá bao nhiêu là hợp lý? Lúc đó cần nhìn vào hệ số P/E được công bố đối với nhóm các loại cổ phiếu tương tự với cổ phiếu ABC, sau đó nhân thu nhập của công ty với hệ số P/E sẽ cho chúng ta giá của loại cổ phiếu ABC.

Đối với các công ty đang niêm yết, tra bảng ta sẽ có các chỉ số này:


Ví dụ tra thông tin trên bản tin thị trường chứng khoán ngày 29/8/2007 của VNM ta có:

EPS= 5.180 đ/cf

P/E = 31.47;

Đối với các công ty chưa niêm yết ta tính như sau:

Ví dụ: Tìm hiểu một công ty có vốn điều lệ là 100 tỷ đồng (mỗi cổ phiếu có mệnh giá 10.000 đồng. Như vậy công ty này phát hành 10 triệu cổ phiếu; Giá trên thị trường là 50.000 đồng/cổ phiếu, lợi nhuận sau thuế (LNST) năm trước là 20 tỷ đồng.

Ta tính như sau:

EPS = LNST / số cổ phiếu phát hành = 20 tỷ đồng / 10 triệu cổ phiếu = 2.000đồng/cổ phiếu

P = Thị giá = 50.000 đ

P/E = 50.000 / 2.000 = 25

Vấn đề là chỉ số P/E bao nhiêu lần thì hình thành cuộc chơi, ở đây có hai trường hợp xảy ra:

- Nếu nhà đầu tư chấp nhận P/E cao thì rủi ro có thể cao do mua giá cao so với lợi nhuận công ty đạt được.

- Mặt khác mua P/E cao cũng có thể rủi ro thấp, vì lúc đó công ty mua vào có thể là công ty có giá như công ty Coca Cola hay Hàng không Việt Nam chẳng hạn, các công ty này phát triển rất ổn định .

Từ đó mới hình thành một biên độ chỉ số P/E cho từng loại công ty, từng lĩnh vực công nghiệp và từng môi trường của thị trường. Theo xu hướng trên thị trường chứng khoán các nước trên thế giới thì lĩnh vực sau đây thường chấp nhận các chỉ số P/E cao (không kể các tập đoàn hùng mạnh): ngân hàng, tài chính chứng khoán, công nghệ tin học, viễn thông, công nghệ sinh học, các ngành sản xuất công nghiệp kỹ thuật cao.

Hiện nay, các chuyên gia tài chính Việt Nam nhận định P/E tại thị trường Việt Nam từ 15 - 35 lần, điều đó có nghĩa lĩnh vực tài chính ngân hàng hoặc các công ty có uy tín thì P/E tại thị trường Việt Nam từ 20 ... Read more »

Views: 565 | Added by: vngoods | Date: 2009-07-05 | Comments (0)